15 bài học quản trị đắt hơn “vàng” của Tào Tháo, đơn giản nhưng có thể thay đổi cả một đời người

15 bài học quản trị đắt hơn “vàng” của Tào Tháo, đơn giản nhưng có thể thay đổi cả một đời người

Tào Tháo là một nhà chính trị quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc, được xem là một cao thủ bậc nhất thời Tam Quốc, từ một tể tướng dưới một người – trên vạn người, sau này trở thành người đứng đầu thế lực duy nhất của phương Bắc. Tuy Tào Tháo thường gắn liền với danh xưng kẻ tiểu nhân, bất nhân bất nghĩa, nhưng không ai có thể phủ nhận tài năng và bản lĩnh của con người này. Những bài học về quản trị của Tào Tháo dưới thời Tam Quốc vẫn còn áp dụng được đến ngày nay.

15 bài học quản trị đắt hơn "vàng" của tào tháo, đơn giản nhưng có thể thay đổi cả một đời người
15 bài học quản trị đắt hơn “vàng” của tào tháo, đơn giản nhưng có thể thay đổi cả một đời người

1. Kẻ làm việc lớn, trước tiên là phải dám làm chứ không phải ngồi khóc lóc

Chỉ phát hiện ra thì chưa giỏi, mà người giỏi là người lập tức bắt tay hành động, phản ứng thật nhanh trước những gì mình đã phát hiện.
Khi Đổng Trác vào kinh đô Lạc Dương, bắt ép thiên tử, điều khiển triều đình, gây họa bách tính, ai cũng khóc lóc thương cảm. Chỉ có Tào Tháo một mình xác đao muốn đi hành thích. Khi ông đang định đâm lén lúc Đổng Trác nghỉ trưa bất thành, Tào Tháo không nghĩ nhiều, nhanh chóng quỳ xuống dâng tặng bảo đao trên tay rồi lập tức rời đi.

Sau này Đổng Trác bị giết, người có thực lực cao nhất lúc đó không phải Tào Tháo thì chính là Viên Thiệu. Lúc ấy, Viên Thiệu hoàn toàn có đủ khả năng để giành thiên tử về tay mình, nhưng lại có quá nhiều điều băn khoăn, lo sợ trước những biến số còn chưa xảy ra. Tận dụng thời gian mà Viên Thiệu còn đang do dự, Tào Tháo đã nắm bắt chính xác thời cơ, “tiên hạ thủ vi cường” mà đưa thiên tử về Hứa Xương. Từ nay, ông ép thiên tử để lệnh chư hầu, bản thân làm thừa tướng chứ không soán ngôi tự lập, thành hùng chủ một phương.

Cùng đối mặt với cơ hội tương đương nhau nhưng sự do dự, thiếu quyết đoán trong hành động của Viên Thiệu đã khiến ông “xôi hỏng bỏng không”, thua trắng một nước cờ so với phe phái đối thủ.

Cho nên mới nói, hành động thực tế luôn quan trọng hơn suy nghĩ trong đầu. Nghĩ được mà không dám làm thì không thể có cơ hội thành công. Quả cảm xuất kích, bắt chuẩn thời cơ mới là quan trọng nhất!

2. Kẻ thù của kẻ thù, chính là bạn.

Khi Tào Tháo muốn chinh phạt Viên Thuật, ông nhận thấy mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa Lữ Bố và Viên Thuật, ông đã lập tức quyết định việc mượn sức và bắt tay Lữ Bố. Bớt đi một đối thủ, lại nhiều thêm một đồng minh trợ lực từ bên cạnh, cớ sao không làm?
Cho nên, bản thân muốn làm nên đại sự thì phải suy ngẫm và xác định rõ các mối quan hệ ưu và nhược, lợi và hại trong một vấn đề. Ở thời điểm mà năng lực không đủ cao thì phải nhìn tới tương lai xa hơn, chứ không chỉ dừng ở hiện tại. Phải biết tận dụng chính sức mạnh của người khác, thậm chí là sức mạnh của đối thủ cho mục đích của bản thân, biết cách thay đổi bản thân tùy theo thời thế.

3. Nắm giữ vị trí trung tâm, chiếm thế thượng phong, càng ở chức cao càng cần khôn khéo, biết điểm dừng, không vượt quá, đó mới là lãnh đạo giỏi

Đổng Trác lập Hán Hiến Đế lên ngôi, ép thiên t.ử mà làm loạn triều chính, hung tàn bạo ngược, cuối cùng bị gi.ế.t. Viên Thuật tự lập làm vua, tham lam ngu tối, sau cùng t.ự s.á.t. Viên Thiệu muốn lập vua mới, rồi cuối cùng đại bại. Chỉ có Tào Tháo vẫn phò Hán, khôn khéo nâng đỡ thiên t.ử mà chính sự vẫn nắm trong tay, ép thiên t.ử để lệnh chư hầu, bản thân làm thừa tướng chứ không soán ngôi tự lập, thành hùng chủ một phương.

4. Khi thời cơ đến thì tuyệt đối đừng bỏ lỡ.

Thắng bại trong sự lựa chọn giữa Tào Tháo và Viên Thiệu chủ yếu được quyết định bởi cách nắm bắt cơ hội khác nhau giữa hai người họ. Cuộc thảo phạt Công Tôn Toản của Viên Thiệu chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng, quân đội không có đủ thời gian nghỉ ngơi và hồi phục, lương thảo thì không tích trữ sung túc. Ngược lại, Tào Tháo đã sớm chuẩn bị xong ngay từ đầu, tính toán đúng chuẩn khi thời cơ vừa hé lộ, ông dốc toàn lực để nắm bắt và giành phần thắng lớn hơn.

Người xưa có câu: “Phàm là việc gì có sự chuẩn bị trước thì thành công, còn không chuẩn bị trước tất sẽ thất bại.”

Cơ hội chỉ dành cho người đã chuẩn bị chứ không dậm chân tại chỗ để chờ đợi người khác. Đại đa số những kết quả sai sót hay thất bại cuối cùng đều có một phần lỗi đến từ sự chuẩn bị không đầy đủ, do đó, muốn gặt hái thành công, bước đầu chúng ta bắt buộc phải chuẩn bị chu đáo thì mới có được.

Nếu chỉ dựa vào thiên phú, tài năng và ưu thế trời cho thì rất khó có thể trở thành anh hùng, ít nhất phải có cả vận may nữa. Vận may ở đây chính là cơ hội, không phải lúc nào cũng có, nhưng nếu bạn biết nắm bắt và tận dụng thì sẽ có khả năng đạt nhiều thành công hơn nữa.

5. Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng

Tào Tháo và Viên Thiệu chống nhau ở Quan Độ, quân Tào sắp cạn lương, quân Viên Thiệu hay đến tập kích. Viên Thiệu có cơ hội để đánh Tào Tháo, nhưng vì không nghe lời Hứa Du, bỏ lỡ thời cơ, Hứa Du cũng bỏ sang doanh Tào. Tào Tháo nghe tin Hứa Du đến, không kịp đi giày, chân không ra đón tiếp, sau đó hoàn toàn tin tưởng mưu kế của Hứa Du, đại phá quân của Thiệu tại Quan Độ.

6. Tự mình phải làm gương, nhưng đừng tự hại tính mạng của mình

Tào Tháo cất quân đánh Viên Thiệu, xe ngựa qua ruộng lúa, bỗng con ngựa giật mình chạy vào ruộng lúa. Tào Tháo nói “trước khi xuất quân ta có lệnh, đang mùa thu hoạch, quân đội không được đi vào ruộng lúa. Nay ta trái quân lệnh, nên xử tử!” Rồi rút kiếm đặt lên cổ. Các tướng quỳ xuống can ngăn, Tháo mới cắt búi tóc thay thủ cấp, để răn tướng sĩ.

7. Trong lúc nguy hiểm cần tỉnh táo và phản ứng nhanh nhạy, nếu không khó toàn tính mạng

Tào Tháo vào bái kiến Đổng Trác, đúng lúc Đổng Trác đang ngủ trưa. Đương lúc Tào Tháo rút đ.a.o định đ.â.m Đổng Trác thì Trác tỉnh dậy hỏi “Mạnh Đức định làm gì?”. Tháo vội quỳ sụp xuống, hai tay dâng đao, rằng “đây là Thất Tinh bảo đ.a.o, muốn dâng thừa tướng”, rồi nhân lúc Trác chưa phát hiện ra, lên ngựa bỏ chạy ra ngoài thành.

8. Trong mọi việc, phải nghĩ ba bước trước khi tiến một bước.

Khi đối đầu với Viên Thiệu, Tào Tháo đã cân nhắc ưu khuyết điểm của mình và chủ động nhường chức Đại Tướng quân để tập trung kiểm soát tốt hơn quyền lực trong tay mình. Lúc sau, Tào Tháo nhân danh Hoàng đế hủy bỏ chức vị tam công, khôi phục chức Thừa tướng của bản thân, cao hơn chức vị Đại Tướng quân trong tay Viên Thiệu hiện tại. Ở những cương vị quan trọng trong triều đình, ông cũng phân bổ rất nhiều người của phe mình.

Tào Phi cũng được Tào Tháo đưa lên giữ chức Ngũ quan Trung lang tướng, tức Phó thừa tướng nhà Hán. Từng bước một, ông đem quyền lực khống chế trong tay rồi ép Thiên tử hạ chiếu xác nhập mười bốn Châu trong thiên hạ thành Cửu Châu.

Tiếp đến, Hán Hiến Đế Lưu Hiệp sắc phong Tào Tháo làm Ngụy Vương, ấp 3 vạn hộ, chức trên các chư hầu. Lúc này, ngoại trừ xưng Đế trên danh nghĩa thì Tào Tháo thâu tóm toàn bộ quyền lực trong tay, không khác gì một vị đế vương thực sự.

Có thể thấy rằng, để khống chế cục diện triều chính, ngay từ đầu, Tào Tháo đã lên kế hoạch toàn bộ đường đi nước bước, lùi trước một bước để tiến ba bước.

9. Táo bạo nhưng thận trọng

Sau khi thống nhất phương Bắc, Tào Tháo đã dựng nên nước Ngụy. Lúc này, Tào Tháo hoàn toàn có thể xưng để nhưng ông lại chưa từng làm điều đó mà cho đến lúc chết ông cũng chỉ là “Ngụy Vương” chứ không phải là “Ngụy Võ Đế”.

Việc không xưng để chính là điều cao tay của Tào Tháo. Nếu như Tào Tháo xưng đế, người ngoài sẽ cho rằng Tào Tháo đang tranh quyền đoạt vị. Từ đó, Lưu Bị và Tôn Quyền sẽ có thêm lý do chính đáng để tiến đánh Tào Tháo.

Tào Tháo hơn ai hết là người hiểu rõ bản thân, biết rõ tham vọng quyền lực của mình lớn hơn bất cứ ai. Nhưng Tào Tháo cũng hiểu dục vọng của con người là hố sâu không đáy. Một người không nên vì ham hư danh mà tự tay | chôn vùi công sức bao năm của bản thân.

10. Thiện đãi hiền tài, tất có người phò trợ

Quan Vũ bị bức phải quy Tào, nhưng “thân tại Tào doanh tâm tại Hán”, giao ước trước với Tào Tháo rằng hễ có tin của Lưu Bị là lập tức về với Lưu Bị. Tào Tháo một mặt đồng ý, một mặt trọng đãi Quan Vũ. Đến lúc Quan Vũ treo ấn bỏ đi, qua ải chém tướng, Tào Tháo cũng không dẫn quân đuổi theo, ngược lại, còn đưa giấy thông quan, lệnh các tướng không ai được cản trở Quan Vũ. Tuy Quan Vũ không về với Tào Tháo, nhưng các tướng giỏi không ai phản lại Tào Tháo.

11. Tha được thì nên tha, cần giết thì phải giết

Đánh xong Viên Thiệu, quân Tào phát hiện có rất nhiều thư từ của quan viên bên Tào gửi cho Viên Thiệu. Tào Tháo xem rồi ra lệnh đốt hết, không truy cứu. Còn nhớ lúc trước, cùng Trần Cung bỏ trốn, Tào Tháo gi.ế.t nhầm cả nhà Lã Bá Xa. Lúc Lã Bá Xa mua r.ư.ợ.u về, Tào Tháo gi.ế.t nốt để khỏi bị lộ, rồi than rằng: “Ta thà phụ người, không để người phụ ta” (lưu ý: không phải như trong tiểu thuyết miêu tả, Tào Tháo không hề nói “Ta thà phụ người trong thiên hạ, không để người trong thiên hạ phụ ta”. Tào Tháo không nói tất cả người thiên hạ, mà chỉ nói riêng Lã Bá Xa, đó là lời than khi buộc phải gi.ế.t người thân vì lâm vào đường cùng).

12. Tiến lui đều có tính toán

Ngay từ khi còn trẻ, Tào Tháo đã có bản lĩnh khác người, một lòng muốn trừ gian diệt ác. Tào Tháo nghĩ rằng sẽ dựa vào năng lực bản thân để trả lại công đạo cho đời. Nhưng rồi cứ mỗi lần nghiêm minh chấp pháp, không a dua nịnh bợ là một lần Tào Tháo lại bị giáng chức hoặc bị điều đi nơi khác.

Nhận ra sự cương trực của bản thân vốn không thể nào xoay chuyển được tình thế, chứng kiến sự thống khổ của muôn dân, Tào Tháo cuối cùng đã tìm ra con đường cho chính mình. Đó chính là chỉ có thể dùng chiến trận để xây dựng cơ nghiệp.

Người làm nên đại sự thì phải cầm lên được mà cũng buông bỏ được, tiến lui đều có tính toán. Chỉ cần là có thể đạt được mục đích cuối cùng thì quá trình ra sao cũng không cần quá quan trọng. Khi ở vào tình cảnh khó giữ được ước nguyện ban đầu, Tào Tháo không hề cố chấp hay do dự. Tào Tháo đã nhanh chóng chuyển hướng sang một con đường khác để bắt đầu lại từ đầu.

Ở trận Quan Độ vang danh bốn phương, Tào Tháo vì lấy ít thắng nhiều. Tào Tháo vẫn sử dụng chiến thuật này trong trận Xích Bích, chỉ có điều là lần này đã thất bại. Nhưng Tào Tháo lại không hề suy sụp chán nản mà bình thản chấp nhận mọi thứ. Bại trận hay mất đất thì Tào Tháo vẫn có thể bình thản đi qua tất cả.

13. Phải biết học “nghe”

Có lẽ ít ai ngờ rằng, sở dĩ Tào Tháo đạt nhiều thành công chính là nhờ biết “nghe”. Ông luôn nghe ý kiến của cấp dưới và nghe theo những lời khuyên có lợi cho mình.

Còn nhớ, trong trận Quan Độ, Tào Tháo quân ít nên có ý định trở về Hứa Xương nhưng chưa vội vã rút quân mà viết thư mời Tuân Húc cùng bàn việc rút quân. Tuân Húc kiên quyết phản đối việc rút quân, cho rằng rút quân trong tình thế đó chẳng khác gì thua trận, và kiến nghị Tào Tháo giữ vững trận địa, chờ đợi thời cơ để đánh địch. Tào Tháo nhận thấy Tuân Húc nói có lý và nghe theo, sau đó lại theo mưu kế của Hứa Du đốt sạch quân lương của Viên Thiệu, đánh bại quân địch.

Sau chiến thắng Quan Độ, quân Viên Thiệu đã thua, song Tào Tháo cũng cạn lương thực, cho rằng không dễ gì đánh chiếm Hà Bắc và chuẩn bị chuyển sang hướng Nam chinh phạt Lưu Biểu. Tuân Húc lại cản ngăn, thuyết trình cho Tào Tháo nghe cái được, cái mất. Thế là Tào Tháo hăng hái chỉ huy quân Bắc tiến, bình định quê hương của Viên Thiệu và 3 châu khác là Dực, U, Thanh.

Chính nhờ nghe lời cấp dưới mà Tào Tháo đã biến nguy cơ thất bại thành chiến thắng huy hoàng.

14. Hiểu thiên văn địa lí, thế lực hùng mạnh, nhưng tự coi mình là thông minh, khinh thường địch thủ thì kiêu binh tất bại

Thủy quân Tào Tháo bày trận ở Xích Bích, quân lính không quen đánh thủy, say sóng nhiều, liền dùng xích lớn nối liền chiến thuyền lại. Có người khuyên không nên nối thuyền, lỡ quân Ngô dùng hỏa công thì bất lợi, Tháo không nghe, cho rằng đang mùa đông chỉ có gió bắc, quân Ngô phóng hỏa thì ngược gió. Đến lúc trời nổi gió đông, Tháo vẫn cho rằng đến tiết đông chí, dương khí thăng nên trời có gió đông, kết quả chỉ cần một đêm gió đông, thủy quân Tào đã tan tác. Đó là trận Xích Bích nổi tiếng. Tuy chỉ có một đêm gió đông, nhưng Chu Du và Gia Cát Lượng biết lợi dụng, còn Tào Tháo không biết đề phòng.

15. Lúc chết người ta nói lời thiện, công danh chỉ là mây khói trước mắt, người đời sau tự khắc bình xét, đừng quan tâm quá đến miệng lưỡi thế gian, anh hùng cũng được, gian tặc cũng được, mà gian hùng càng hay

Anh hùng lúc lâm chung thường dặn dò người sống nối chí mình mà dựng nghiệp lớn, bình thiên hạ. Tào Tháo lúc lâm chung cũng chỉ dặn dò việc gia đình, dặn gia nô tì thiếp học lấy một nghề, sau này gia cảnh suy vi cũng không đến nỗi đói khổ. Cả đời Tào Tháo thắng có bại có, nhưng Tào Tháo không nuối tiếc chuyện chiến trường, chỉ tiếc có 2 việc: một là vợ cả tức giận mà bỏ về nhà bố mẹ đẻ, hai là con trưởng Tào Ngang chết trận.

Với sự khôn khéo này, quả thực, Tào Tháo chính là “nhất đại kiêu hùng” thời Tam Quốc, nửa đời đứng trên đỉnh cao quyền lực bằng chính tài năng và bản lĩnh của mình.

Nguồn: Sưu tầm

————————
MBA Đường phố – Vườn ươm Hỗ trợ Khởi nghiệp Toàn diện
Website: www.mbaduongpho.com
Hotline: 0886 924 688
Email: hotro@mbaduongpho.com
Address: GENESIS Housing, 307 Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội

#MBA_Đường_phố #MBA #Khởi_nghiệp #Startups #SMEs #Entrepreneur #Business_Plan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *