Khởi nghiệp nên lựa chọn Sản xuất hay Thương mại?

Khởi nghiệp nên lựa chọn Sản xuất hay Thương mại?

Khi bắt đầu sự nghiệp kinh doanh, những người chủ doanh nghiệp luôn băn khoăn liệu nên chọn hình thức khởi nghiệp nào. Đa phần họ phân vân nhiều nhất với 2 ngành: Sản xuất và Thương mại.

Mỗi ngành sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau phù hợp với từng thời kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy đâu là hình thức khởi nghiệp kinh doanh mà bạn đang cần lúc này?

Khởi nghiệp nên chọn Thương mại hay Sản xuất_
Khởi nghiệp nên chọn Thương mại hay Sản xuất

Doanh nghiệp Khởi nghiệp sản xuất là gì?

Đây là các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ tập trung tiến hành những hoạt động sản xuất nhiều loại hàng hóa khác nhau nhằm cung cấp ra ngoài thị trường. Doanh nghiệp khởi nghiệp thương mại đóng vai trò then chốt trong việc tạo nên các sản phẩm hàng hóa để cung ứng cho nhu cầu của người tiêu dùng, cũng là mắt xích quan trọng trong nền kinh tế của mỗi một quốc gia và khu vực.

Trong 4 ngành kinh doanh cơ bản: Sản xuất, thương mại, dịch vụ, đầu tư thì sản xuất là ngành luôn bị cho là rủi ro cao nhất.

Quay lại lịch sử những doanh nghiệp sản xuất và thương mại hàng đầu Việt Nam (VNR 500) ta sẽ thấy.

Nhóm sản xuất thường có 3 dạng doanh nghiệp:

1) Doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá;
2) Cơ sở gia đình có nhiều năm kinh nghiệm đi dần lên doanh nghiệp;
3) Các doanh nghiệp đã làm thương mại nhiều năm, có tiền muốn kiểm soát đầu vào bằng các chiến lược hội nhập ngược.

Những mô hình điển hình theo cách thứ 3 là:

Tập đoàn Hoà Phát: khởi đầu là Công ty chuyên buôn bán máy xây dựng. Rồi kinh doanh nội thất, tới ống thép.

Tập đoàn Cafe Trung Nguyên cũng là một ví dụ. ban đầu là tiến hành hoạt động thu mua, bán cafe, sau đó mở chuỗi cửa hàng bán lẻ và cuối cùng là sản xuất cà phê.

Doanh nghiệp Khởi nghiệp thương mại là gì?

Doanh nghiệp khởi nghiệp thương mại là những đơn vị kinh doanh được thành lập hợp pháp, với mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại, tổ chức lưu chuyển hàng hóa, mua bán hàng hóa nhằm thu lợi nhuận.

Đặc thù của các doanh nghiệp khởi nghiệp thương mại là họ hoạt động trong lĩnh vực phân phối lưu thông, thực hiện luân chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng mà không sản xuất ra hàng hóa đó. Nói cách khác, doanh nghiệp khởi nghiệp thương mại mua hàng hóa để bán lại chứ không phải để tiêu dùng.

Qua các khái niệm trên chứng tỏ một điều rằng để trở thành một doanh nghiệp khởi nghiệp sản xuất, bạn phải có nền tảng vững chắc từ trước đó. Nó là cả một sự chuẩn bị kỹ càng và lâu dài với rất nhiều yếu tố, bước đầu sẽ rất khó có thể đi lên khởi nghiệp thành công từ sản xuất.

Nếu bạn sở hữu bộ óc kinh doanh nhạy bén, nhưng sản xuất không phải là thế mạnh của bạn thì hãy cẩn thận cân nhắc lại mục tiêu khởi nghiệp. Đừng mãi đắm chìm trong những lí tưởng mà phải căn cứ xem đâu mới là ngành thích hợp để có thể khởi nghiệp làm giàu.

Tại sao các doanh nhân lại ưu tiên loại hình Thương mại?

Thứ nhất: Chi phí vốn thấp

Việc hoạt động thương mại (mua đi bán lại) sẽ cần lượng vốn ban đầu ít hơn nhiều so với hoạt động sản xuất (vì sản xuất cần đầu tư tài sản lớn cùng các trang thiết bị). Điều này sẽ làm giảm rủi ro vay nợ và thất bại do hoạt động quản lý thời gian đầu chưa hiệu quả.

Các doanh nghiệp sản xuất thường bỏ vốn ban đầu khá lớn và để có vốn họ thường sử dụng đòn bẩy tài chính (vay nợ) nếu không hiệu quả thì có thể dẫn tới một số rủi ro: Bị siết nợ, mất vốn, mất luôn cơ sờ kinh doanh…

Thứ hai: Chi phí cố định của doanh nghiệp thương mại thấp

Do tài sản ít nên chi phí khấu hao cũng thấp, chi phí chủ yếu trong hoạt động thương mại là giá vốn, mà giá vốn nếu xét ở góc độ mua theo khách hàng và loại bỏ khấu hao có thể coi như biến phí.

Nhớ anh Vũ Trung Nguyên kể, hồi mới kinh doanh không còn tiền mua cà phê bán thế là kéo nhau đi vay cà phê về rang, bán xong mới trả tiền. Thương mại đôi khi có sự linh hoạt như vậy.

Với tất cả doanh nghiệp thì chi phí cố định là kẻ thù của lợi nhuận. Giảm chi phí cố định luôn là một ưu tiên trong chiến lược năng suất của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp thương mại chi phí cố định chủ yếu nằm ở chi phí bán hàng và chi phí quản lý. Các chính sách trả lương tốt sẽ giúp quản lý tốt chi phí. Từ đó mà tính hiệu quả sẽ cao hơn.

Thứ ba: Quay vòng vốn lưu động doanh nghiệp thương mại nhanh

Bản chất hoạt động kinh doanh là công thức: T-H-T (Tiền – Hàng – Tiền). Tốc độ luận chuyển này càng nhanh, doanh nghiệp càng có cơ hội phát triển.

Thông thường vòng quay vốn của các Công ty sản xuất rất nhiều thời gian có Công ty cả năm trời như Đạm Cà Mau, Bút bi Thiên Long mất gần 200 ngày, nông nghiệp như HAGL (HNG) mất 800 ngày … Vốn sẽ bị đọng từ: thời gian giao nhận nguyên vật liệu, tồn kho, hàng hoá đi trên đường, kỳ sản xuất và một khoản lớn nằm ở phần phải thu (công nợ từ khách hàng).

Trong khi đó một doanh nghiệp thương mại phần tài sản chủ yếu nằm ở phần vốn lưu động là: tồn kho và phải thu, nếu doanh nghiệp bán hàng tốt thì số này sẽ thấp dẫn tới xoay vòng nhanh.

Kế đến là vòng quay tiền mặt: tính từ lúc tiền ra khỏi doanh nghiệp tới lúc doanh nghiệp thu được tiền. Một doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng nhanh khi vòng quay tiền mặt của họ nhanh. Việc sẵn tiền từ chính hoạt động kinh doanh giúp họ chủ động được những cơ hội để phát triển: MWG (TGDĐ), VJC (Vietjet Air) là những doanh nghiệp có vòng quay tiền mặt từ 90 ngày. Tức mỗi 3 tháng dòng tiền lại quay về doanh nghiệp giúp họ có nhiều lợi thế hơn so với đối thủ.

Trên đây là một số gợi ý để mọi người có thể tham khảo khi trả lời cho câu hỏi: bước đầu khởi nghiệp nên kinh doanh gì?

Nguồn: MBA Đường phố Tổng hợp và Biên tập
————————–
MBA Đường phố – Vườn ươm Hỗ trợ Khởi nghiệp Toàn diện
Website: www.mbaduongpho.com
Hotline: 0886 924 688
Email: hotro@mbaduongpho.com
Address: iLIGHTIS Housing, 37 Kim Mã Thượng, Ba Đình, Hà Nội #MBA_Đường_phố

#MBA #Khởi_nghiệp #Startups #SMEs #Entrepreneur #Business_Plan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *