Giày thể thao là một sản phẩm giá trị cao được nhiều người sử dụng. Có bao giờ bạn thắc mắc chi phí sản xuất ra một đôi giày là bao nhiêu? Hay nhà sản xuất lời bao nhiêu trên một đôi giày bán ra?Cùng lấy ví dụ là 2 hãng giày nổi tiếng Nike và Adidas để xem thực sự họ có lời to hay là không nhé!
Nhìn sơ qua sự chênh lệch giữa Giá sản xuất và Giá bán lẻ tại thị trường Mỹ của một số mẫu giày Nike và Adidas thông dụng, đây chắc hẳn là những gì bạn nghĩ:
“1 đôi giày 140 USD chỉ có giá sản xuất 32 USD?!? Vậy là lời hơn 100 USD 1 đôi rồi!! Nike và Adidas đúng là kinh doanh siêu lợi nhuận!”
“Các công ty này đúng là đang buôn bán những đôi giày với “giá cắt cổ” mà!
Nhưng khoan hãy nóng giận nào! Một ví dụ đơn giản hơn, nếu một người kiếm được một mức lương 200.000 USD một năm, và một người khác nhận xét rằng, “200.000 USD một năm? Người đó có thể tiết kiệm được tới một triệu đô la trong 5 năm”. Điều đó này dường như không có ý nghĩa phải không? Bởi vì với số tiền lương 200.000 USD, một người phải chi cho nhiều chi phí khác như tiền thế chấp, bảo hiểm, lương thực, giáo dục, nhiên liệu, thuế và nhiều chi phí khác nữa.
Vì vậy, trong khi 200.000 USD một năm là một mức lương thoải mái để sống, số tiền tiết kiệm thực tế còn sót lại sau khi chi tiêu chỉ là một phần nhỏ. Tương tự với giá bán lẻ của giày, các công ty chỉ có thể nhận được một khoản lợi nhuận ròng nhỏ sau thuế.
Cụ thể, theo báo cáo tài chính năm 2015 của Nike và Adidas cho thấy, Adidas kiếm được 4,1% lợi nhuận sau thuế, và Nike chiếm 10,7%. Nhưng hãy nhớ rằng báo cáo thu nhập thương hiệu dựa trên doanh thu bán buôn chứ không phải giá bán lẻ.
Vì vậy, nếu bạn phải tính tỷ suất lợi nhuận thương mại theo tỷ lệ phần trăm của giá bán lẻ, thì Adidas và Nike đã đạt được 2,05% và lợi nhuận 5,3%. Điều này giả định rằng doanh thu bán buôn là một nửa giá bán lẻ. Nói cách khác, đối với giày có giá 100 USD, Adidas kiếm được chỉ 2.05 USD và Nike kiếm được 5.3 USD. Nhưng không phải chúng ta vừa nói một chiếc giày được bán với giá 160 USD được sản xuất với giá 30 USD hay sao? VẬY THÌ PHẦN TIỀN CÒN LẠI ĐÃ BIẾN ĐI ĐÂU? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. CHI PHÍ VẬN CHUYỂN, BẢO HIỂM VÀ HẢI QUAN
Chi phí sản xuất tại nhà máy là chi phí đầu tiên của sản phẩm hoàn chỉnh và trước khi đến tay người tiêu dùng, chi phí sẽ còn tiếp tục tăng lên. Cụ thể, khi nó rời khỏi nước xuất xứ (nơi sản xuất), chi phí bổ sung sẽ được thêm vào, và chi phí dỡ hàng là một trong số đó.
Chi phí FOB (Free on Board – Giá tại cửa khẩu bên nước của người bán) chỉ bao gồm giai đoạn vận chuyển giày từ nhà máy đến cảng biển địa phương, còn các chi phí vận chuyển từ Châu Á (nơi sản xuất và lắp ráp giày) đến Hoa Kì (trung tâm phân phối) thì các thương hiệu phải chịu.
Ngoài ra, nếu tàu không may gặp một cơn bão trong quá trình vận chuyển, và một vài Container chứa hàng ngàn đôi giày sneaker bị rớt xuống biển (Vâng, điều này đã từng xảy ra) thì thương hiệu phải trả tiền bảo hiểm để nhằm trang trải bất kỳ trường hợp bất khả kháng nào có thể xảy ra. Điều này hoạt động giống như như mua bảo hiểm du lịch cá nhân với vé máy bay của bạn.
Vào thời điểm này, chi phí của nhà máy (FOB) đã biến thành: Chi phí + Bảo hiểm + Cước vận chuyển (CIF). Đó là chi phí trước khi giày được vận chuyển ra khỏi thuyền và bắt đầu các hoạt động thông quan để vào thị trường Mỹ.
Khi chiếc giày cuối cùng đến cảng của Hoa Kỳ, lô hàng được đánh giá theo thuế hải quan. Việc tính thuế hải quan rất phức tạp, dựa vào hệ thống mã số thuế hài hoà phức tạp (HTSUS) để đánh giá mức thuế phải trả là bao nhiêu.
Thuế nhập cảng có thể khác nhau ngay cả đối với cùng một mặt hàng. Vì vậy, một loại giày dép có thể có thuế suất 10%, và một loại khác có thể lên đến 20%.
Tại thời điểm này, CHI PHÍ NHÀ MÁY ĐÃ TRỞ THÀNH: CHI PHÍ + BẢO HIỂM + CƯỚC PHÍ + THUẾ NHẬP KHẨU TÙY CHỈNH. Điều này được gọi là chi phí dỡ hàng (landed cost), như bạn thấy trong tính toán, cao hơn 21% (xấp xỉ, có thể thấp hơn) so với chi phí của nhà máy. Trong báo cáo kinh doanh của công ty, chi phí dỡ hàng được sử dụng để chuyển hóa thành “chi phí bán hàng” hoặc “chi phí thu nhập”.
Với một đôi giày 100 USD, chi phí sản xuất bình quân tại nhà máy (thường là Trung Quốc hoặc Việt Nam) sẽ là là 20 USD.
Để đến được thị trường bán lẻ (trong ví dụ này là tại Mỹ), đôi giày cần phải được vận chuyển, mua bảo hiểm và khai báo hải quan khi đôi giày đến nơi tiêu thụ (chi phí từ 20 USD lên 24,3 USD).
2. CHI PHÍ BÁN BUÔN
Khi mua giày thể thao, bạn thường sẽ ghé các shop giày phân phối chính hãng, hoặc lên các trang bán hàng trực tuyến để mua vì họ luôn có giảm giá.
Và thông thường Nike hay Adidas sẽ bán trực tiếp cho các kênh bán lẻ này, với mức chiết khấu vào khoảng 50%.
Vậy, lợi nhuận gộp lúc này của Adidas và Nike sẽ là 50 USD – 24,3 USD = 25,7 USD
Trong đó:
– Giá bán sỉ là 50 USD
– Giá một đôi giày khi cập cảng là 24,3 USD
DOANH THU THUẦN CÓ NGHĨA GÌ ĐỐI VỚI MỘT THƯƠNG HIỆU?
Khi mua một đôi giày, bạn có thể không nhất thiết phải mua trực tiếp từ thương hiệu. Có thể bạn sẽ tới trang Roadrunnersports hoặc Zappos, hoặc có thể là Footlocker tại địa phương, Dickssportinggoods hoặc các cửa hàng khác. Các cửa hàng và chuỗi cửa hàng này mua sản phẩm trực tiếp từ các nhãn hiệu như Adidas và Nike với giá đủ để họ có để trang trải các chi phí hoạt động và kiếm được một khoản lợi nhuận nhỏ.
Tỷ lệ chiết khấu được cung cấp cho các nhà bán lẻ được gọi là “thu nhập hoặc doanh thu thuần” cho các thương hiệu. Mức trung bình của ngành bán lẻ khoảng 50%, có nghĩa là một thương hiệu như Adidas hoặc Nike bán đôi giày 100 USD cho đối tác của họ với giá 50 USD.
Tỉ lệ này sẽ khác biệt trong trường hợp các hãng mở cửa hàng hay website của riêng họ và bán hàng trực tiếp cho khách hàng. Tuy nhiên, doanh thu trực tiếp vẫn chỉ là một phần nhỏ trong việc kinh doanh thương hiệu giày thể thao. Đối với tất cả các mục đích thực tế, người ta có thể giả định lợi nhuận ròng là số tiền thực tế cuối cùng nhận được sau khi đã trừ hết các khoản Chi phí. (theo quan điểm của MBA Đường phố)
3. CHI PHÍ KHÁC, THUẾ VÀ LỢI NHUẬN
Cho đến lúc này, 25,7 USD cho một đôi giày 100 USD vẫn là một con số khá hời đúng không nào? Với mức lợi nhuận này, việc hoạt động của các hãng giày vẫn rất tốt. Tuy nhiên, đây là khi chúng ta chưa thảo luận về các chi phí khác, như chi phí để vận hành một thương hiệu giày.
Nike và Adidas còn phải chi trả: lương nhân viên, chi phí phân phối, chi phí Marketing, khấu hao, thuế thu nhập và những chi phí hoạt động kinh doanh khác, …
Tỷ suất lợi nhuận gộp 40% là một con số cao với bất kỳ thương hiệu nào. Vào năm 2015, Adidas có tỷ suất lợi nhuận gộp là hơn 48%, trong khi Nike chiếm 46%, thấp hơn 2% so với Adidas.
Một số người sẽ nhận ra mâu thuẫn ở điểm này: Dựa trên số liệu thống kê ở trên, có vẻ như chi phí tạo ra một số đôi giày Adidas tốn kém nhiều hơn so với giày Nike có giá tương đương. Vì vậy, nếu giày của Nike tốn ít chi phí để tạo ra hơn so với Adidas, thì tại sao mà họ có thể đạt tỷ suất lợi nhuận gộp thấp hơn?
Dựa trên quan sát có để đưa ra phán đoán, thứ nhất, từ quan điểm của sản phẩm, Adidas bán nhiều quần áo hơn Nike, và nhìn chung ngành may mặc là một ngành công nghiệp có lợi nhuận cao hơn. Nike luôn là một thương hiệu giày dép, và trong lịch sử từ những số liệu bán hàng, ngành may mặc không phải là thế mạnh của Nike.
68% doanh thu của Nike đến từ việc bán giày dép và chỉ có 32% doanh thu đến từ may mặc. Một sự khác biệt tương đối lớn nếu so sánh với sự phân chia doanh thu của Adidas, là 55% giày dép và 45% may mặc. Cũng có thể các mặt hàng khác như giày dép Adidas Originals có tỷ suất lợi nhuận cao hơn giày chạy bộ. Chẳng hạn như Superstar Adidas trắng, bán với giá 80 USD, nhưng được sản xuất với giá 16 USD.
Điều đó làm cho chi phí sản xuất chỉ bằng 20% giá bán lẻ, do đó tạo ra một tỷ suất lợi nhuận gộp cao hơn nhiều.
Nhưng việc bán nhiều thể loại giày dép và quần áo chỉ là một trong nhiều yếu tố có thể làm tăng hoặc giảm lợi nhuận. Các hành động như quyết định nên bán sản phẩm đối tác nào, lựa chọn kênh bán hàng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn hoặc làm cho chuỗi cung ứng hiệu quả là một số cách khác để tăng tỷ suất lợi nhuận thương hiệu.
Trong tổng lợi nhuận gộp, thương hiệu sẽ phải trả tiền lương nhân viên, chi phí phân phối, tiếp thị, khấu hao, thuế và các chi phí liên quan đến kinh doanh khác. May mắn thay, hầu hết những con số này đều có sẵn cho mọi người xem, miễn là thương hiệu được giao dịch công khai.
Marketing chiếm một phần lớn trong tổng chi phí của thương hiệu. Vào năm 2015, Nike đã chi hơn 10% doanh thu thuần trên thị trường vào hoạt động Marketing, và Adidas đã chi tiêu nhiều hơn, khoảng mức 17% doanh thu thuần.
Đối với tất cả các chi phí khác ngoài Marketing, Nike đã chi 22% và trong trường hợp của Adidas, thương hiệu Đức đã chi 26%.
Các doanh nghiệp cũng cần phải nộp thuế, do đó năm 2015 Nike và Adidas đã trả 22% và 34% tương ứng. Sau khi chi tiêu tất cả tiền mặt đó, còn lại là Lợi nhuận Ròng. Như đã đề cập trước đó, tỷ lệ này là 4,1% doanh thu thuần của Adidas và 7,3% đối với Nike.
VẬY NIKE VÀ ADIDAS SẼ THẬT SỰ THU LỜI BAO NHIÊU CHO MỘT ĐÔI GIÀY 100 USD?
Giả sử một đôi giày bán ra thị trường với giá 100 USD (dựa vào bảng báo tài chính năm 2015 của Nike) ta có phân tích chi phí như sau:
– Giá sản xuất (FOB): 22 USD
– Chi phí vận chuyển, bảo hiểm và Hải quan: 5 USD
– Chi phí Marketing: 5 USD
– Chi phí nhân sự và chi phí khác: 11 USD
– Thuế: 2 USD
– Lợi nhuận: 5 USD
– Chi phí bán sỉ: 50 USD
Còn với Adidas, ta có phân tích sau:
– Giá sản xuất: 21 USD
– Chi phí vận chuyển, bảo hiểm và Hải quan: 5 USD
– Chi phí Marketing: 8 USD
– Chi phí nhân sự và chi phí khác: 13 USD
– Thuế: 1 USD
– Lợi nhuận: 2 USD
– Chi phí bán sỉ: 50 USD
Nếu đã thực sự hiểu cấu trúc của 1 bảng Báo cáo tài chính P&L, thì chắc bạn cũng hình dung được các cửa hàng bán lẻ không “siêu lời” như mọi người nghĩ.
Tìm hiểu về bảng Báo cáo Tài chính P&L của MBA Đường phố tại đây
Trên thực tế, các cửa hàng luôn phải duy trì mức giảm giá trung bình 20-30% (cho những dịp khuyến mãi lớn như Black Friday, Giáng sinh …)
Thêm vào đó, chi phí duy trì một cửa hàng bao gồm tiền thuê cửa hàng, nhân công, trang trí, nguy cơ tồn kho và phân phối… khiến một cửa hàng bán lẻ tốn ít nhất 17 USD trên một đôi giày thể thao.
Trừ đi thuế, cửa hàng bán lẻ cũng chỉ thu lại lợi nhuận khoảng 6 USD một đôi.
TỔNG KẾT
Bây giờ, chúng ta có một cái nhìn tương đối toàn diện về các chi phí liên quan đến kinh doanh giày dép. Có thể thấy rằng, việc kinh doanh giày thể thao dường như không còn là “một bức tranh màu hồng” nữa khi trên mỗi đôi giày trị giá 100 USD, Adidas chỉ kiếm được 2 USD còn Nike chỉ kiếm được 5 USD lợi nhuận.
Hóa ra, việc điều hành một doanh nghiệp Sneaker nhiều tỉ đô không phải dễ dàng và lúc nào cũng có thể mang đến nhiều lợi nhuận.
Theo Solereview
————————–
MBA Đường phố – Vườn ươm Hỗ trợ Khởi nghiệp Toàn diện
Website: www.mbaduongpho.com
Hotline: 0886 924 688
Email: hotro@mbaduongpho.com
Address: iLIGHTIS Housing, 37 Kim Mã Thượng, Ba Đình, Hà Nội #MBA_Đường_phố
#MBA #Khởi_nghiệp #Startups #SMEs #Entrepreneur #Business_Plan