Hiệu ứng chân lý ảo tưởng – Chiêu thức điều khiển tâm trí khách hàng khiến Sai cũng hoá Đúng?!

Hiệu ứng chân lý ảo tưởng – Chiêu thức điều khiển tâm trí khách hàng khiến Sai cũng hoá Đúng?!

1. HIỆU ỨNG CHÂN LÝ ẢO TƯỞNG LÀ GÌ?

Hiệu ứng chân lý ảo tưởng
Hiệu ứng chân lý ảo tưởng

Hàng ngày trên các trang mạng, báo đài, tivi vẫn thường xuất hiện những thông điệp quảng cáo nghe cũng biết là “bốc phét”. Thế nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi rằng họ làm như vậy là để làm gì chưa? Khi mà nhiều thông điệp chỉ vừa nghe thôi bạn đã cảm thấy nó hết sức vô lý. (chúng kiểu như: sản phẩm tốt nhất; hàng đầu Việt Nam;…) Vậy tại sao các doanh nghiệp lại chịu chơi bỏ ra cả núi tiền chỉ để lặp đi lặp lại những mẫu quảng cáo tưởng chừng như vô nghĩa này?

Sự thực là, chẳng có gì vô nghĩa ở đây hết. Bạn hãy nhớ rằng không có bất cứ một chuyên gia nào lại đổ tiền bạc vào những điều vô ích và không có lợi với họ hết. Họ đã sử dụng hiệu ứng chân lý ảo tưởng để biến sai thành đúng theo biện pháp có vẻ “ngớ ngẩn và điên khùng” nhưng hiệu quả đem về thì vô cùng lớn.

Hiệu ứng chân lý ảo tưởng có tên tiếng Anh là Illusory Truth Effect. Theo hiệu ứng này, con người thường có xu hướng sẽ tin một thông tin nào đó là đúng chỉ đơn giản vì… họ tiếp xúc với thông tin đó nhiều hơn.

Hiểu một cách đơn giản là: Nếu mỗi ngày bạn nghe đi nghe lại một thông tin nào đó (kể cả đó là thông tin mà bạn chưa kiểm chứng hoặc không có cơ hội kiểm chứng) thì bạn sẽ có xu hướng cho rằng thông tin này là chính xác hơn những thông tin mới nghe lần đầu.

2. AI ĐÚNG, AI SAI?

Hiệu ứng chân lý ảo tưởng
Một thí nghiệm để tìm hiểu về tầm ảnh hưởng của hiệu ứng chân lý ảo tưởng đã được ba nhà khoa học Hasher, Goldstein và Toppino tiến hành vào năm 1977. Những người tham gia được mời để đánh giá độ chính xác của 60 khẳng định (có cả khẳng định Đúng và khẳng định Sai). Các khẳng định này thoạt nghe có vẻ hợp lý nhưng rất khó phân biệt được độ chính xác, ví dụ như: “Bóng rổ trở thành môn thi Olympics vào năm 1925”.

Người tham gia thí nghiệm sẽ được phép đánh giá 3 lần, mỗi lần cách nhau 2 tuần. Chỉ có 20 câu là được giữ lại còn những câu khác đều sẽ bị thay đổi ở mỗi lần.

Kết quả là, những khẳng định xuất hiện thường xuyên hơn (dù đúng hay sai) thì đều được đánh giá là “đáng tin” hơn những khẳng định chỉ xuất hiện 1 lần.

Như bạn đã thấy, kết quả của thí nghiệm trên là rất đáng sợ, bởi nó cho thấy khả năng điều khiển nhận thức đúng sai của con người chỉ bằng cách lặp lại thông tin đủ nhiều. Đáng sợ hơn, một số thí nghiệm khác còn đưa ra khẳng định rằng: Dù đôi khi ta đã biết thông tin, thì trong vô thức, chúng ta vẫn bị ảnh hưởng bởi sự lặp lại!

Hiệu ứng chân lý ảo tưởng

Theo Cronley, Kardes và Hawkins (2006), sự lặp lại đánh vào là phần VÔ THỨC chứ không phải là phần lý trí. Do đó việc có hiểu biết, có tư duy logic đến đâu đi chăng nữa thì cũng không thể ngăn ta bị ảnh hưởng bởi Hiệu ứng chân lý ảo tưởng.

3. ỨNG DỤNG CỦA HIỆU ỨNG CHÂN LÝ ẢO TƯỞNG TRONG KINH DOANH

Phương pháp này thường được sử dụng như 1 “chiêu seeding” hữu hiệu ở Facebook và các diễn đàn mạng. Các “Seeder” sẽ dùng nhiều tài khoản để nhắc đi nhắc lại về một thông điệp nào đó, ví dụ như “Sản phẩm A có lợi cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ”.

Tất nhiên là bạn không thể biết được nó có đúng không và chúng ta có quyền phản bác, có quyền thấy vô lý, nhưng trong chính khoảng thời gian đó thì lý trí của chúng ta cũng đã phần nào bị ảnh hưởng rồi.

Một nhánh nhỏ nằm trong phương pháp này là lặp đi lặp lại một vài lời khẳng định trong các quảng cáo. Rất nhiều doanh nghiệp đã sử dụng thành công cách này để khách hàng có thể ghi nhớ sản phẩm của họ. Bạn hãy thử nhìn những câu hỏi dưới đây trong vòng 3 giây và xem xem có được đáp án trong đầu luôn không nhé:

– Máy lọc nước hàng đầu Việt Nam là hãng nào?
– Nóng trong người thì uống gì?
– Muốn mua tivi, tủ lạnh thì đến đâu?

Chắc hẳn trong đầu bạn đã nảy ra một số cái tên rồi đúng không? Đây chính là sự lợi hại của Hiệu ứng Chân lý ảo tưởng!

Hiệu ứng chân lý ảo tưởng

Sử dụng nhiều kênh thông tin khác nhau để truyền tải cùng một thông điệp

Rất nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng thành công chiêu thức này.

Ví dụ điển hình là thông tin “ăn nhiều cà rốt giúp sáng mắt”. Nguồn gốc của câu nói này có từ năm 1941, do bị quân Đức bao vây tứ phía, nước Anh rơi vào tình trạng khan hiếm thực phẩm. Một trong những thứ mà còn nhiều và người dân có thể tự trồng được chính là cà rốt. Mọi thông tin truyền thông từ báo đài cho đến tivi đều đồng loạt đưa tin “Ăn nhiều cà rốt giúp sáng mắt”. Không chỉ có vậy mà đến cả tờ rơi hướng dẫn nấu ăn lúc bấy giờ của Bộ Thực Phẩm Anh Quốc vào năm 1943 cũng đề cập đến việc ăn cà rốt giúp cho người dân có thể “nhìn tốt hơn trong bóng tối”.

Thông tin ấy được lặp đi lặp lại trên mọi mặt trận để người dân có thể tiêu thụ hết số cà rốt để sống sót qua ngày lúc bấy giờ. Và cho đến ngày nay, nhiều người trên thế giới vẫn còn tin vào thông tin này.

Hiệu ứng chân lý ảo tưởng

Theo: Hạo Nhiên – Quốc Khánh
————————–
MBA Đường phố – Vườn ươm Hỗ trợ Khởi nghiệp Toàn diện
Website: www.mbaduongpho.com
Hotline: 0886 924 688
Email: hotro@mbaduongpho.com
Address: iLIGHTIS Housing, 37 Kim Mã Thượng, Ba Đình, Hà Nội #MBA_Đường_phố

#MBA #Khởi_nghiệp #Startups #SMEs #Entrepreneur #Business_Plan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *