Rèn luyện tư duy phản biện siêu đỉnh chỉ với 3 phương pháp sau

Rèn luyện tư duy phản biện siêu đỉnh chỉ với 3 phương pháp sau

Rèn luyện tư duy phản biện siêu đỉnh chỉ với 3 phương pháp sau
Rèn luyện tư duy phản biện siêu đỉnh chỉ với 3 phương pháp sau

PHƯƠNG PHÁP 1: TRAU DỒI KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI

1. Tự đặt câu hỏi về các giả định của bạn

Chúng ta luôn lập các giả định về gần như mọi thứ xung quanh. Đây là cách não chúng ta hoạt động dựa trên các thông tin nhận được trong cuộc sống hàng ngày. Bạn có thể nói rằng chúng là nền tảng quan trọng trong khuôn khổ của chúng ta. Nhưng sẽ ra sao nếu như các giả định đó lại sai, hoặc ít nhất không hoàn toàn đúng? Khi đó, toàn bộ nền móng của chúng ta phải được xây dựng lại từ đầu.

Đặt câu hỏi về các giả định nghĩa là gì? Einstein đã đặt câu hỏi về giả định về liệu định luật chuyển động của Newton có thể mô tả chính xác sự vận hành của thế giới. Ông đã phát triển một khuôn mẫu hoàn toàn mới để mô tả thế giới bằng việc tái định nghĩa những gì ông đã được biết, bắt đầu hoàn toàn từ số 0.

Chúng ta có thể thắc mắc các giả định theo cách tương tự ông. Tại sao chúng ta cần phải ăn vào buổi sáng, dù ta không đói? Tại sao ta lại cho rằng ta sẽ thất bại mặc dù ta chưa từng thử?

Những giả định nào mà chúng ta đang tin vào có thể sụp đổ khi được kiểm tra kỹ lưỡng?

2. Đừng tin vào thông tin đương cuộc nếu bạn chưa tự mình kiểm tra chúng.

Giống với các giả định, việc tiếp nhận thông tin từ những người đương cuộc có thể hữu ích. Thay vì kiểm tra lại những gì mọi người nói, chúng ta có xu hướng dán nhãn cho các thông tin này thành đáng tin hoặc không đáng tin. Điều này giúp chúng ta khỏi phải kiểm tra lại những gì ta được cung cấp, tiết kiệm được thời gian và công sức. Tuy nhiên, nó đồng thời ngăn ta hiểu rõ ngọn nguồn của thông tin ta nhận được, dù là từ nguồn đáng tin hoặc không đáng tin. Chỉ bởi vì nó được xuất hiện trên tạp chí hoặc trên TV không có nghĩa nó hoàn toàn đúng.

Hãy tạo thói quen dùng trực giác của mình để tìm hiểu những điều cần nghi vấn trong các thông tin nhận được. Nếu linh tính của bạn cảm thấy chưa thỏa mãn với vời giải thích, hãy yêu cầu người đối diện trình bày thêm. Nếu bạn không thể đặt câu hỏi về một sự thật nào đó, hãy đọc về nó hoặc tự kiểm chứng bản thân. Bạn sẽ nhanh chóng cảm nhận được đâu là những thứ cần tìm hiểu thêm và đâu là những thứ có thể xem là chính xác dựa trên đánh giá của bạn.

3. Đặt câu hỏi về mọi thứ

Bạn đã biết về việc đặt câu hỏi với những giả định và các thông tin đương cuộc. Bây giờ bạn được yêu cầu đặt câu hỏi về… mọi thứ? Đặt nghi vấn có lẽ chính là tinh túy của tư duy phản biện. Nếu bạn không biết nên hỏi gì, hoặc không đặt câu hỏi ngay từ đầu, bạn có thể không hiểu được câu trả lời. Tìm kiếm câu trả lời, một cách tinh tế, chính là tư duy phản biện.

Nếu bạn vẫn chưa biết phải đặt câu hỏi thế nào, hãy áp dụng phương pháp 5W1H này để xây dựng câu hỏi:

WHAT? (Cái gì?)

– Cái đó là gì?

– Nó đề cập vấn đề gì?

WHEN? (Khi nào?)

– Khái niệm này có từ khi nào?

– Chuyện này bắt đầu từ bao giờ?

WHERE? (Ở đâu?)

– Sự kiện này diễn ra ở đâu?

– Vật này đến từ nơi nào?

WHY? (Tại sao?)

– Tại sao nó lại thất bại/ thành công?

– Tại sao lại sắp xếp như vậy?

WHO? (Ai?)

– Ai đã nghiên cứu vấn đề này?

– Ai phụ trách dự án này?

HOW? (Như thế nào?)

– Dự án này sẽ tiêu tốn bao nhiêu?

– Chiến dịch sẽ bắt đầu như thế nào?

Việc đặt câu hỏi có lẽ chưa hẳn giúp ta có ngay được đáp án, nhưng chắc chắn nó sẽ cung cấp cho chúng ta những gạch đầu dòng tổng quát nhất để chuẩn bị cho việc tìm kiếm thông tin.

Phương pháp 5W1H được áp dụng rộng rãi trong mọi khía cạnh của đời sống khi bất kì một bài toán một tình huống nào đó phát sinh. Đâylà một công cụ giúp hỗ trợ phân tích một vấn đề ra theo các hướng: “Khái niệm, Người sử dụng, Sử dụng khi nào, Sử dụng ở đâu, Tại sao phải sử dụng và Hướng dẫn cách sử dụng” nhằm mục đích làm rõ ràng bài toán, phân tích 1 vấn đề, trình bày 1 ý tưởng, tóm tắt 1 sự kiện”

PHƯƠNG PHÁP 2: ĐIỀU CHỈNH GÓC NHÌN CỦA BẠN

1. Hiểu rõ những khuynh hướng của bản thân

Những đánh giá của con người thường chủ quan, tạm thời, và gây khó chịu. Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng những phụ huynh sau khi nhận được các thông tin chính xác về việc tiêm vắc xin thường ít cho con tiêm. Tại sao? Giả thuyết được đưa ra cho rằng các bậc phụ huynh biết được thông tin này chấp nhận nó đúng, nhưng họ cảm thấy bị tổn thương lòng tự trọng – thứ khá quan trọng với nhiều người. Hãy hiểu rõ những khuynh hướng của bạn, và cách chúng ảnh hưởng khi bạn tiếp nhận thông tin.

2. Hãy tính trước một vài bước

Đừng chỉ tính trước một hai bước. Hãy nghĩ nhiều hơn. Hãy tưởng tượng bạn là một nhà chơi cờ kỳ cựu đang đấu với người có khả năng nghĩ trước hàng chục các các bước đi, với hàng trăm sự hoán vị. Bạn cần phải đấu trí với người đó. Hãy thử tưởng tượng những việc có thể xảy ra trong tương lai với vấn đề bạn đang gặp phải.

Jeff Bezos, CEO của Amazon, nổi tiếng với khả năng nhìn xa trông rộng với các loại tình huống có thể xảy đến. Như ông đã nói trên tạp chí Wired Magazine năm 2011: “Nếu những việc bạn đang làm cần được thực hiện trong khoảng thời gian 3 năm, thì bạn đang cạnh tranh với rất nhiều người. Nhưng nếu bạn sẵn sàng đầu tư vào khoảng thời gian 7 năm, thì bạn chỉ cạnh tranh với phần nhỏ của những người đó, bởi vì có rất ít công ty sẵn sàng làm điều đó.” Khi Kindle ra mắt vào năm 2007, nó đã được phát triển từ 3 năm trước, vào thời điểm mà đọc sách điện tử chưa hề được nghĩ tới.

3. Đọc những cuốn sách nổi tiếng

Không gì có thể sánh được sự thay đổi sau khi đọc một cuốn sách hay. Cho dù nó là Moby Dick hay là Philip K. Dick, văn phong tuyệt vời luôn có sức mạnh để đề ra những cuộc thảo luận (văn học), khai sáng (phi hư cấu), hoặc khơi gợi cảm xúc (thơ ca). Và đọc sách không chỉ dành cho những người mọt sách. Elon Musk, một gã khổng lồ về công nghệ, đã nói rằng anh ta thành thạo về khoa học tên lửa phần lớn từ việc “đọc và đưa ra câu hỏi”.

4. Đặt mình vào vị trí của người khác

Sự đồng cảm có thể giúp bạn phát triển kỹ năng tư duy phản biện. Cho dù đó là cải thiện kỹ năng đàm phán, hay để hiểu về văn học hơn, việc đặt mình vào vị trí của người khác có thể giúp bạn hiểu hơn về động lực, khát vọng và tâm tư họ. Bạn có thể sử dụng thông tin này để trở nên thuyết phục hơn, hoặc thành một người tốt hơn. Đồng cảm không có nghĩa là trở nên vô cảm.

PHƯƠNG PHÁP 3: TỔNG HỢP LẠI MỌI THỨ

1. Hiểu rõ tất cả các sự chọn lựa của bạn

Khi bạn sử dụng các kỹ năng tư duy phản biện – bởi vì lí thuyết triết học có thể trở nên lỗi thời sau khoảng thời gian đủ dài – nó giúp bạn biết bạn có những sự lựa chọn nào. Hãy liệt kê mọi thứ ra, và cân nhắc từng cái một. Chúng ta thường tự lừa bản thân rằng chỉ có duy nhất một lựa chọn, trong khi thực tế không phải vậy.

2. Thường xuyên gặp gỡ những người tài giỏi hơn bạn

Bạn sẽ muốn làm con cá to trong hồ nước nhỏ, bởi vì nó nâng cao cái tôi của bạn. Nhưng mà bạn hãy vứt cái tôi ấy đi. Nếu bạn thực sự muốn học, muốn giỏi hơn về mặt nào đó, và phát triển kỹ năng tư duy phản biện, hãy làm quen với những người giỏi hơn bạn. Bạn sẽ nhận thấy rằng những người giỏi ấy cũng đang làm quen với những người thậm chí giỏi hơn. Hơn nữa, có thể một trong số những người ấy sẽ tiếp nhận quan điểm của bạn.

3. Tiếp tục thất bại cho đến khi bạn thành công

Đừng sợ hãi trước thất bại. Sự thất bại chỉ là cách nói khác của việc tìm ra một hướng không khả thi mà thôi. Hãy dùng thất bại như lợi thế của bạn, hãy học những bài học từ chúng. Câu chuyện thần thánh mà chúng ta thường được nghe là người thành công không bao giờ thất bại, trong khi sự thật là những người thành công đã từng thất bại cho đến khi họ thành công. Vào thời điểm ấy, thứ duy nhất người ngoài nhìn thấy là sự thành công của họ.

Nguồn: Thinking School

————————
MBA Đường phố – Vườn ươm Hỗ trợ Khởi nghiệp Toàn diện
Website: www.mbaduongpho.com
Hotline: 0886 924 688
Email: hotro@mbaduongpho.com
Address: GENESIS Housing, 307 Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội

#MBA_Đường_phố #MBA #Khởi_nghiệp #Startups #SMEs #Entrepreneur #Business_Plan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *