Chi phí khấu hao là gì?

Chi phí khấu hao là gì?

Khấu hao là thuật ngữ chỉ việc một Tài sản Vật chất bị mất Giá trị theo thời gian. Một chiếc ô tô mất giá theo thời gian, ngay cả khi bạn luôn giữ nó ở tình trạng mới hoàn hảo. Ngoài ra, rất nhiều Tài sản Vật chất sẽ mất Giá trị theo thời gian do hao mòn và tuổi tác.

Chi phí khấu hao là gì?
Chi phí khấu hao là gì?

Khấu hao được sử dụng như thế nào

Đối với các doanh nghiệp, Khấu hao là 1 công cụ Kế toán được sử dụng để Phân bổ nguyên giá của Tài sản trong thời gian tồn tại, sử dụng của chúng. Doanh nghiệp có thể tính Chi phí Khấu hao Phân bổ vào trong các Báo cáo Tài chính/ Kế toán để Hạch toán được Lợi nhuận và Thuế. Nó có thể giúp công ty:

  • Điều chỉnh, Chi phối (thậm chí là Thao túng) mức độ Lợi nhuận thu được. Chi phí Khấu hao được Phân bổ đều theo từng Tháng trong khoảng Thời gian quy định (thường Báo cáo Tài chính được tính theo Năm), vì thế trong khoảng thời gian này, mỗi Tháng doanh nghiệp sẽ phải Cộng thêm 1 phần Chi phí Khấu hao khiến Lợi nhuận giảm và ngược lại.
  • Điều chỉnh, Chi phối (thậm chí Thao túng) khoản Thuế phải nộp, vì mỗi Tháng khi Cộng thêm phần Chi phí Khấu hao dẫn đến Lợi nhuận giảm đi, mà Thuế lại được thu dựa trên Lợi nhuận, do đó Chi phí Khấu hao Tăng, dẫn đến Lợi nhuận giảm, đồng nghĩa Thuế phải nộp giảm, và ngược lại.

Nếu một công ty mua một Tài sản lớn, chẳng hạn như một chiếc xe tải, sử dụng trong 10 năm, thì công ty đó không tính giá mua toàn bộ chiếc xe tải là một khoản Chi phí trong Năm đó. Thay vào đó, nó được tính một Giá trị Phân bổ cho 10 năm, Khấu hao của chiếc xe tải trong mỗi Năm đó được tính như một khoản Chi phí.

Khấu hao áp dụng cho những loại Tài sản nào?

Khấu hao chỉ liên quan đến các Tài sản Vật chất bị mất Giá trị theo thời gian, chẳng hạn như:

  • Máy móc
  • Trang thiết bị
  • Xe cộ
  • Toà nhà được cải tạo, nâng cấp

Một số Tài sản Vật chất không bị mất Giá trị, chẳng hạn như bất động sản không bị mất giá. Một số Tài sản phi Vật lý hoặc “Vô hình” cũng sẽ mất Giá trị theo thời gian (bằng sáng chế có thời hạn). Nhưng trong những trường hợp đó, các công ty sử dụng một quy trình gọi là Khấu hao Tài sản vô hình thay vì Khấu hao đơn thuần với Tài sản Vật chất.

Xác định Khấu hao như thế nào

Để tính Khấu hao của một Tài sản, trước tiên bạn cần biết:

  • Giá trị ban đầu Tài sản: Khi mua Tài sản đó, nó có trị giá bao nhiêu.
  • Giá trị còn lại (nếu có): Giá cuối cùng công ty có thể bán thanh lý Tài sản trước khi nó quá cũ để tiếp tục sử dụng trong hoạt động kinh doanh.
  • Bằng cách trừ Giá trị ban đầu cho Giá trị còn lại, bạn sẽ tính được tổng số tiền Khấu hao mà Tài sản sẽ trải qua trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của nó.

Cách tính Khấu hao:

1. Phương pháp khấu hao Đường thẳng:

Chia đều khấu hao của tài sản trong suốt thời gian sử dụng của nó, thường dùng theo công thức sau đây: Chi phí đầu tư ban đầu Tài sản (hay còn gọi là Giá trị ban đầu của Tài sản khi mua) / số Tháng (hoặc Năm) cần Phân bổ = Chi phí Khấu hao Phân bổ theo Tháng (hoặc Năm).

Ví dụ: Công ty mua 1 chiếc xe tải chở hàng mới có giá 2.000.000.000đ vào tháng 01/2021 thì Chi phí mua chiếc xe đó không phải chỉ ghi nhận vào tháng 01/2021 (hoặc riêng năm 2021) mà sẽ được Phân bổ để ghi nhận thành các khoản nhỏ trong suốt Thời gian cần Phân bổ (giả sử là 72 tháng). Vậy thì ta có được Chi phí Khấu hao Phân bổ cho từng Tháng của chiếc xe tải này trong suốt 72 tháng là 2.000.000.000 / 72 = 27.777.777đ/tháng).

2. Phương pháp Khấu hao Phân bổ theo đơn vị Khối lượng hay Sản lượng Sản phẩm:

Phương pháp này được áp dụng cho các máy móc trực tiếp tham gia sản xuất, dựa vào Công suất Thiết kế Tối đa và Công suất Thực tế bình quân Tháng.

Công thức tính Chi phí Phân bổ hàng Tháng = Số lượng Sản phẩm Sản xuất trong Tháng x (Chi phí đầu tư Ban đầu Tài sản / Sản lượng Công suất Thiết kế)

Ví dụ: Giả sử chiếc máy đóng nắp chai bia khi mua mới về với giá 200.000.000đ có Sản lượng theo Công suất Thiết kế có thể đóng nắp được 1.000.000 chai. Chi phí Khấu hao Phân bổ trên 1 chai = 200.000.000 / 1.000.000 = 200đ/chai. Vậy nếu bình quân 1 tháng trong Năm Công suất Thực tế chiếc máy này đóng nắp được 10.000 chai bìa thì Chi phí Khấu hao Phân bổ trong 1 tháng sẽ là 10.000 x 200 = 2.000.000đ/ tháng

Ngoài ra còn 1 phương pháp khác không phổ biến là Khấu hao theo Số dư Giảm dần có Điều chỉnh: Khấu hao khi mới bắt đầu tính cao hơn và giảm dần khi kết thúc, thường được sử dụng tại các Công ty Công nghệ khi máy móc ở đây có đặc thù là lỗi thời nhanh.

Kết luận

Khấu hao dùng để chỉ việc một Tài sản bị mất Giá trị theo thời gian. Đối với doanh nghiệp, đây là một công cụ hữu ích cho việc Phân bổ nguyên giá của Tài sản trong thời gian tồn tại, sử dụng của chúng vào trong các Báo cáo Tài chính/ Kế toán nhằm Hạch toán được Lợi nhuận và Thuế. Có nhiều phương pháp khác nhau để tính Chi phí Khấu hao nhưng Cơ quan Thuế sẽ luôn yêu cầu một phương pháp tính toán cụ thể.

Những sự thật vui vẻ

  • Một chiếc xe mới mất đi Giá trị của nó khoảng 7% – 10% ngay khi vừa lăn bánh.
  • Nông dân có thể Khấu hao Giá trị của vật nuôi mà họ sử dụng để chăn nuôi (theo quy định Việt Nam là từ 4 -15 năm)
  • Chi phí Khấu hao có thể là 1 cách (ngạc nhiên là hợp pháp) để các công ty Thao túng Lợi nhuận (từ đó sẽ tác động đến cả Thuế) của họ. Lý do là công ty có quyền đưa ra Thời gian Khấu hao của Tài sản (trong khoảng Thời gian Quy định của Pháp luật) và đồng thời lựa chọn phương pháp sử dụng để tính Khấu hao.

Key Takeaways

  • Các Tài sản mất Giá trị theo thời gian. Sự sụt giảm này được gọi là Khấu hao.
  • Khấu hao cho phép Doanh nghiệp có thề Phân bổ nguyên giá của Tài sản trong thời gian tồn tại, sử dụng của chúng vào trong các Báo cáo Tài chính/ Kế toán nhằm Hạch toán được Lợi nhuận và Thuế.
  • Bạn có thể tính Khấu hao theo nhiều cách. Cách đơn giản nhất là giả định rằng 1 Tài sản mất đi 1 mức Giá trị tương ứng với một Tỉ lệ nào đó trên Giá trị Ban đầu của nó mỗi Năm.
  • Khấu hao chỉ áp dụng cho các hạng mục Tài sản Vật chất bị mất Giá trị. Một số Tài sản phi Vật chất, chẳng hạn như Tài Trí tuệ thường không bị mất Giá theo thời gian.

Lưu ý:

1. Thời gian Phân bổ Khấu hao đối với từng loại Tài sản thường có những Quy định Nhất định, ví dụ như:

  • Phương tiện vận tải đường bộ: 6 – 10 năm
  • Nhà cửa loại kiên cố: 25 – 50 năm
  • Máy kéo: 6 – 15 năm

2. Thời gian Khấu hao tỷ lệ nghịch với Chi phí Khấu hao Phân bổ hàng Tháng (khi Thời gian Khấu hao tăng lên thì Chi phí Khấu hao Phân bổ giảm xuống và ngược lại). Mà Chi phí Khấu hao Phân bổ hàng Tháng lại ảnh hưởng tới EBIT (Earnings Before Interest and Tax: Lợi nhuận trước Thuế và lãi vay) của doanh nghiệp. EBIT được tính bằng công thức: EBITDA – Chi phí Khấu hao = EBIT (trong đó EBITDA được viết tắt bởi Earnings Before Interest, Tax, Depreciation and Amortization: Lợi nhuận trước Thuế, Khấu hao, Lãi vay)

MBA Đường phố Tổng hợp & Biên tập

————————
MBA Đường phố – Vườn ươm Hỗ trợ Khởi nghiệp Toàn diện
Website: www.mbaduongpho.com
Hotline: 0886 924 688
Email: hotro@mbaduongpho.com
Address: GENESIS Housing, 307 Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội

#MBA_Đường_phố #MBA #Khởi_nghiệp #Startups #SMEs #Entrepreneur #Business_Plan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *