DỤNG NHÂN NHƯ DỤNG MỘC – NGUYÊN TẮC DÙNG NGƯỜI KINH ĐIỂN ĐƯỢC NGƯỜI XƯA ĐÚC KẾT

DỤNG NHÂN NHƯ DỤNG MỘC – NGUYÊN TẮC DÙNG NGƯỜI KINH ĐIỂN ĐƯỢC NGƯỜI XƯA ĐÚC KẾT

Mỗi loại gỗ đều có công năng khác nhau, nếu biết chọn đúng loại gỗ, người thợ sẽ làm ra sản phẩm ưng ý. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn: “Dùng người cũng như dùng gỗ”. Người thường nói: “Người đời ai cũng có chỗ hay chỗ dở. Ta phải dùng chỗ hay của người và giúp người chữa chỗ dở. Dùng người cũng như dùng gỗ. Người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng cong đều tùy chỗ mà dùng được”.

“Tài to ta dùng làm việc to, tài nhỏ ta cắt làm việc nhỏ, ai có năng lực về việc gì, ta đặt ngay vào việc ấy”, “đúng chỗ, đúng việc”, “tùy tài mà dùng người”.

1. HÃY TÌM ĐÚNG NGƯỜI, GIAO ĐÚNG VIỆC

Mỗi người đều là duy nhất và có tài năng riêng của mình. Khi tuyển dụng nhân viên, mỗi chức vụ sẽ có những yêu cầu khác nhau, tài năng cần để vận dụng vào cũng không giống nhau. Nhất là đối với công ty khởi nghiệp, việc khó nhằn nhất và rủi ro nhất là tuyển dụng đại trà cảm tính, không tiêu chí rõ ràng.

Tìm đúng người mới có thể giúp giảm chi phí lao động của công ty. Vì vậy, trong buổi phỏng vấn bạn nên tìm hiểu thêm cách nhìn của người ứng tuyển về chức vụ. Nên chọn những người không những có chuyên môn về mặt đó mà còn sở hữu niềm hứng thú với công việc.
Đừng vì tiết kiệm tiền mà tuyển người hoàn toàn không có tí chuyên môn vào làm việc, rồi bỏ công ra đào tạo. Hãy nghĩ kỹ:

– Ai sẽ đào tạo? Phí bỏ ra?
– Liệu chúng ta đào tạo nổi không?
– Liệu giữ họ được sau khi đào tạo?

2. GIAO ĐÚNG VIỆC VÀ PHẢI BÀN GIAO CÔNG VIỆC TỈ MỈ

“Phải trên cơ sở xác định rõ tiêu chuẩn, tiêu chí để đánh giá đúng cán bộ, lựa chọn đúng người, sắp xếp đúng việc, bố trí đúng chỗ”, “cách bố trí, sắp xếp nhân sự sao cho phù hợp để phát huy mặt mạnh, hạn chế mặt yếu của mỗi thành viên, bổ sung cho nhau, tạo ra một ê-kíp mạnh, một tập thể lãnh đạo tương đối hoàn chỉnh”

Ví dụ: Một cây gỗ tự nhiên của nó thì có rất nhiều bộ phận như rễ cây, thân cây, cành cây, lá cây…thì tùy vào bộ phần có thể sử dụng phù hợp như thân cây thẳng, ta có thể sử dụng làm cột chống, đoạn cành cây cong uốn lượn có thể làm những chi tiết trang trí trong đền, chùa…, lá cây có thể sử dụng làm chất đốt…Nếu sử dụng không đúng sẽ tiêu tốn công sức, có khi không đạt được mục đích.

Với công việc chất xám thì cần làm thật rõ về mục tiêu công việc.
Với công việc lao động phổ thông thì cần làm rõ về danh sách đầu việc cần làm và quy trình thực hiện công việc.

Mỗi vị trí trong tổ chức, dù cao/thấp; dù Kế toán, HR, Sản xuất, Kho hay R&D, Marketing, Sales,… thì đều cần bàn giao công việc tỉ mỉ từng nhân sự:
– Nhiệm vụ công việc họ là gì?
– Họ chịu trách nhiệm gì nếu xảy ra sự cố?
– Quyền hạn công việc họ đến đâu?
– Họ báo cáo thế nào? Cho ai? Các chỉ số gì?
– Tiêu chuẩn công việc của họ?
– Tác phong, thái độ họ cần có?
– Khối lượng công việc họ sẽ đảm nhiệm?
– Mục tiêu hàng tháng cần đạt của họ?
– Họ cần tuân thủ quy định gì khi làm?
– Họ cần làm theo quy trình gì khi làm?
– Những việc gì cấm, không được làm?

Nhân viên quản lý của một công ty tuyệt đối không được vượt quá 20%, 80% còn lại thì không cần đến kinh nghiệm mà cần đến tinh thần thực thi mạnh mẽ.

3. ĐẶT KỶ LUẬT LÊN ĐẦU VÀ NÓI RÕ NGAY TỪ BAN ĐẦU

Những người có tính kỷ luật xứng đáng được đề bạt và trọng dụng. Một người biết tự kỷ luật có yêu cầu cao đối với bản thân nên trong công việc họ cũng sẽ làm tốt hơn.
– Nên có quy định về tác phong làm việc
– Nên có quy tắc ứng xử, giao tiếp nhân viên
– Nên có văn hóa làm việc ở đơn vị

Hãy xây dựng quy định nghiêm ngặt cho từng vị trí ngay từ đầu, thực tế nếu ban đầu môi trường bạn xây dựng là nghiêm túc, rõ ràng thì chẳng nhân viên nào khó chịu cả.
Miễn là, đừng quá đòi hỏi kỷ luật trong khi lương bổng thì bèo bọt!

4. KHÔNG BAO GIỜ GIỮ LẠI NẾU NHÂN SỰ LÀ:

– DẠNG NGƯỜI THỦ ĐOẠN

Người có năng lực rất cao, nhưng thay vì tập trung toàn lực vào công ty, họ thường lợi dụng các nguồn lực của công ty để kiếm tiền riêng. Họ không bao giờ tham gia đóng góp ý kiến trong nhóm và cũng không chia sẻ kinh nghiệm. Không dừng lại ở đó, họ còn thuyết phục cả nhóm thành lập một tổ chức khác hoạt động kinh doanh tương tự như công ty đang làm.

– DẠNG NGƯỜI “ĐÁNH CẮP THỜI GIAN CỦA CÔNG TY”

Từng có một nhân viên kiêm luôn việc bán đồ trên mạng, nhận các loại chuyển phát nhanh mỗi 5 giờ chiều. Đi làm thì gửi hàng, tan ca thì nhận tiền, thứ 7 đi mua hàng hộ, đừng nói là không thấy bóng dáng ngay cả gọi điện cũng không nghe.

Những người không tập trung vào công việc trong giờ làm và dành nhiều thời gian để làm việc riêng tuyệt đối phải loại khỏi công ty, không nên nhận những nhân viên vào ngồi chỉ để lấy lương.

– DẠNG NGƯỜI LƠ ĐỄNH, LƯỜI HỌC, DẠY MÃI KHÔNG SỬA LỖI

Không phải ai sinh ra cũng giỏi sẵn, phạm sai lầm trong công việc là điều khó tránh. Tuy nhiên, sau khi nhận ra thì nên lập tức tìm cách giải quyết thay vì cố chấp bảo thủ, lỗi lớn không nhiều nhưng lỗi nhỏ không dứt. Đây không còn là vấn đề năng lực làm việc mà là vấn đề về thái độ.

5. VÀ HÃY LUÔN ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH

Chế độ sát hạch là cách tốt nhất để kiểm tra tình hình công việc. Công ty mỗi tuần sát hạch một lần, tuần này không đạt tiêu chuẩn thì tuần sau sẽ bù vào. Tích lũy lại để hoàn thành chỉ tiêu của tháng, làm thành sát hạch hàng tháng sau đó dựa theo kết quả đánh giá mà khen thưởng hay xử phạt.

Một hệ thống tổ chức doanh nghiệp tốt là ở việc thiết lập một cơ chế đánh giá khoa học và công bằng với từng con người trong đó. Nếu cơ chế này không công bằng, nhất định sẽ để lại những người yếu kém, người giỏi từ từ ra đi hết.

Do đó chế độ kiểm tra đánh giá rất cần thiết. Thông qua đánh giá có thể nâng cao sự ràng buộc trong việc quản lý, từ đó nâng cao khả năng thực thi của nhân viên.

Nguồn: Sưu tầm

————————
MBA Đường phố – Vườn ươm Hỗ trợ Khởi nghiệp Toàn diện
Website: www.mbaduongpho.com
Hotline: 0886 924 688
Email: hotro@mbaduongpho.com
Address: GENESIS Housing, 307 Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội

#MBA_Đường_phố #MBA #Khởi_nghiệp #Startups #SMEs #Entrepreneur #Business_Plan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *