Chắc hẳn không ít bạn từng vô cùng KHÓ CHỊU khi nhận được dòng thông báo thế này “Chào bạn! Mình đã xem qua profile của bạn. Mình thấy bạn rất phù hợp với công việc của bên mình. Không biết bạn có thời gian trao đổi không??”. Vì sao? Vì 10 tin kiểu này thì 7-8 tin đã bị liệt vào hàng ĐA CẤP.
“Kinh doanh đa cấp” là cụm từ nảy sinh nhiều tranh luận. Người bán thì bảo “ Mày biết gì về ĐA CẤP mà nói”, người được nghe chia sẻ thì lại cho rằng “Đa cấp là lừa đảo”.
Vậy đa cấp có thực sự xấu như nhiều người vẫn nghĩ?
Thực ra kinh doanh đa cấp (KDĐC) – Hay còn gọi là kinh doanh theo mạng lưới là một sự đột phá trong sáng tạo về hình thức cũng như mô hình kinh doanh và nó cực kỳ phát triển ở phương Tây. Còn về Việt Nam thì bị biến tướng thành lừa đảo chủ yếu cũng là do trình độ dân trí của người Việt kém, lại tham lam, thích làm giàu theo kiểu chộp giật dẫn đến bị lừa.
Đừng nên trách những người kinh doanh đa cấp, bởi có cầu mới có cung, không có người tham lam, thích làm giàu chộp giật thì sẽ chẳng có ai đi lừa đảo cả. Và quan trọng hơn cả, đừng nhầm lẫn giữa KDĐC chính thống, và KDĐC lừa đảo.
Phân biệt KDĐC chính thống và KDĐC lừa đảo
Hiểu một cách đơn giản và truyền thống nhất, KDĐC thực ra là một hình thức truyền miệng, người này rỉ tai người kia đi mua sản phẩm (nếu sản phẩm thật sự tốt) và hưởng hoa hồng. Cấp trên sẽ hưởng hoa hồng nếu cấp dưới bán được sản phẩm.
Nó cũng giống như kinh doanh bình thường, khác nhau duy nhất đó là về hình thức phân phối sản phẩm từ chỗ nhà sản xuất tới tay người tiêu dùng. Bạn thấy sản phẩm này tốt, bạn giới thiệu nó cho người khác dùng, người khác mua và bạn được hưởng tiền hoa hồng. Chính bạn là người quảng cáo chứ nhà sản xuất không cần phải bỏ tiền ra cho các đài truyền hình nữa. Chi phí giảm đi đáng kể.
Ở KDĐC, bởi vì tiền sinh ra từ việc bán sản phẩm thật sự, thế nên chỉ cần sản phẩm vẫn còn được bán thì bạn sẽ vẫn kiếm được tiền. Ví dụ như kinh doanh trà sữa, chỉ cần vẫn còn người uống trà sữa của công ty bạn thì bạn vẫn còn kiếm được tiền, hôm nay uống, mai mốt uống tiếp.
Tuy nhiên trong KDĐC theo hình thức lừa đảo thì tiền hoa hồng của bạn không đến từ việc bán sản phẩm mà đến từ tiền của người sau trả cho người trước – Nghĩa là người sau tham gia vào mạng luới thì nộp 1 khoản phí hoặc mua một hàng hóa của công ty với giá cao bất thường– Đây gọi là tháp Ponzi.
Nghĩa là, trong trường hợp này, lời nhuận không đến từ sản phẩm mà đến từ việc lôi kéo thành viên mới tham gia vào hệ thống. Hình thức này chỉ có thể tồn tại được cho đến khi không còn ai chấp nhận tham gia vào mạng lưới nữa. Bởi vì nếu không có người tham gia thêm, nghĩa là không có thêm phí tham gia –> Không có tiền của người sau trả cho người trước –> Sụp đổ.
Phân biệt được sự khác nhau giữa 2 hình thức Đa Cấp này là vô cùng quan trọng bởi vì những kẻ lừa đảo chủ yếu dựa vào sự thiếu hiểu biết của người dân về bản chất của kinh doanh đa cấp để trục lợi.
Khó khăn trong việc phát triển KDĐC chính thống
Dù KDĐC là một sự cải tiến lớn trong mô hình kinh doanh, tuy nhiên hình thức kinh doanh đa cấp ở Việt Nam có thể sẽ không phát triển được quá mạnh bởi vì chúng ta gặp những yếu tố gần như không thể thay đổi trong 1 sớm 1 chiều được:
- Dân trí thấp: Khi không hiểu gì về KDĐC thì sẽ cữ mãi giữ cái tư tưởng lạc hậu – Đa Cấp là lừa đảo.
- Tư tưởng manh mún, chộp giật, muốn làm giàu nhanh: Đằng sau thành công bao giờ cũng có bóng dáng của lao động. Thế nên còn nhiều người muốn làm giàu nhanh thì càng nhiều những hình thức KDĐC lừa đảo mọc lên, có cầu thì mới có cung mà. Người dân sẽ càng lúc càng mất niềm tin vào KDĐC chính thống.
Theo Startup Insider
————————
MBA Đường phố – Vườn ươm Hỗ trợ Khởi nghiệp Toàn diện
Website: www.mbaduongpho.com
Hotline: 0886 924 688
Email: hotro@mbaduongpho.com
Address: GENESIS Housing, 307 Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội
#MBA_Đường_phố #MBA #Khởi_nghiệp #Startups #SMEs #Entrepreneur #Business_Plan