Những thuật ngữ kinh tế thường gặp nhưng không phải ai cũng biết

Những thuật ngữ kinh tế thường gặp nhưng không phải ai cũng biết

  • Lũng đoạn thị trường: là hoạt động có chủ đích nhằm tác động đến sự vận hành tự do và công bằng của thị trường, tạo ra các hiệu ứng giả tạo liên quan đến giá cả của thị trường chứng khoán, hàng hóa hoặc tiền tệ.
Thuật ngữ kinh tế 1: Lũng đoạn thị trường
Thuật ngữ kinh tế 1: Lũng đoạn thị trường
  • Đầu cơ: Là hành vi tận dụng cơ hội của thị trường đi xuống để “tích lũy” sản phẩm, hàng hóa và thu lợi sau khi thị trường ổn định trở lại. Chủ yếu là trong ngắn hạn và thu lợi nhờ chênh lệch về giá --> Nhà đầu cơ mua vào với số lượng lớn, cực lớn với mục đích tạo sự khan hiếm, đẩy giá lên cao hơn nhiều lần so với giá lúc bình thường rồi bán.
Thuật ngữ kinh tế 2: Đầu cơ
Thuật ngữ kinh tế 2: Đầu cơ
  • Đô la hóa: là tình trạng mà tỉ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm trên 30% trong tổng khối tiền tệ mở rộng bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi ngoại tệ.
Thuật ngữ kinh tế 3: Đô la hóa
Thuật ngữ kinh tế 3: Đô la hóa
  • Bán khống: Là một cách kiếm lợi nhuận từ sự giảm giá của một loại chứng khoán như cổ phần hay trái phiếu. Phần lớn các nhà đầu tư theo lâu dài một khoản đầu tư, hy vọng rằng giá của loại chứng khoán đó sẽ lên. Để thu lợi từ việc giá cổ phiếu đi xuống, người bán khống có thể mượn một chứng khoán và bán nó đi, mong muốn rằng nó sẽ giảm giá trong tương lai để người bán khống có thể mua nó lại với mức giá thấp hơn và hưởng chênh lệch giá.
Thuật ngữ kinh tế 4: Bán khống
Thuật ngữ kinh tế 4: Bán khống
  • Chính sách tiền tệ: Là quá trình quản lý cung tiền của cơ quan quản lý tiền tệ (có thể là ngân hàng trung ương), thường hướng tới một lãi suất mong muốn để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế (như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế).

Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở; quy định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối; …v..v…

Thuật ngữ kinh tế 5: Chính sách tiền tệ
Thuật ngữ kinh tế 5: Chính sách tiền tệ
  • Chính sách tài khoá: Là những quyết định/ các biện pháp can thiệp của Chính phủ vào quy mô hoạt động của nền kinh tế thông qua các biện pháp thay đổi chi tiêu và/ hoặc thuế, thông qua đó nhằm thúc đầy tăng trường kinh tế, tạo công ăn việc làm hoặc bình ổn giá và hạn chế lạm phát.
Thuật ngữ kinh tế 6: Chính sách tài khóa
Thuật ngữ kinh tế 6: Chính sách tài khóa
  • Cán cân thương mại: Là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong Xuất khẩu và Nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (theo Quý hoặc Năm) cũng như mức chênh lệch giữa chúng (Xuất khẩu trừ đi Nhập khẩu).
Thuật ngữ kinh tế 7: Cán cân thương mại
Thuật ngữ kinh tế 7: Cán cân thương mại
  • Nợ công: Là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay. Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nên nói cách khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách luỹ kế đến một thời điểm nào đó.
Thuật ngữ kinh tế 8: Nợ công
Thuật ngữ kinh tế 8: Nợ công
  • Hiện tượng bong bóng kinh tế (đôi khi còn gọi là “bong bóng đầu cơ”, “bong bóng thị trường”, “bong bóng tài chính” hay “speculative mania”) là hiện tượng chỉ tình trạng thị trường trong đó giá hàng hóa hoặc tài sản giao dịch tăng đột biến đến một mức giá vô lý hoặc mức giá không bền vững.
Thuật ngữ kinh tế 9: Hiện tượng bong bóng kinh tế
Thuật ngữ kinh tế 9: Hiện tượng bong bóng kinh tế
  • Lạm phát: Tăng giá hàng hóa và dịch vụ. Nói chung, giả định về kinh tế là sức mua giảm đi vì có thừa tiền mặt lưu thông, thường là do hậu quả của việc chính phủ chi tiêu quá nhiều.
Thuật ngữ kinh tế 10: Lạm phát
Thuật ngữ kinh tế 10: Lạm phát
  • IPO – Phát hành công khai lần đầu (chứng khoán): Lần đầu tiên một công ty chào bán cổ phiếu cho công chúng. Còn gọi là “going public”.
Thuật ngữ kinh tế 11: IPO Phát hành công khai lần đầu
Thuật ngữ kinh tế 11: IPO Phát hành công khai lần đầu
  • Đòn bẩy tài chính: Việc một công ty sử dụng tài sản đi vay để tăng lợi suất trên vốn cổ phần của các cổ đông, với hy vọng lãi suất phải chịu sẽ thấp hơn lợi nhuận trên số tiền đi vay.
Thuật ngữ kinh tế 12: Đòn bẩy tài chính
Thuật ngữ kinh tế 12: Đòn bẩy tài chính
  • Thanh khoản: Là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của 1 tài sản hoặc sản phẩm.
Thuật ngữ kinh tế 13: Thanh khoản
Thuật ngữ kinh tế 13: Thanh khoản
  • Market share – Thị phần: Tỷ lệ tổng doanh số của một sản phẩm mà một người bán có. Một công ty sẽ cố gắng mở rộng thị phần của mình (tức là giảm thị phần của các đối thủ) bằng cách quảng cáo, đưa ra mức giá hợp lý và các thủ thuật cạnh tranh khác. Thị phần càng lớn thì nhà sản xuất càng dễ kiểm soát giá và lợi nhuận.
Thuật ngữ kinh tế 14: Thị phần
Thuật ngữ kinh tế 14: Thị phần
  • Net income/net profit – Thu nhập ròng/Lãi ròng, cũng được gọi là “bottom line” hay lợi nhuận, là khoản còn lại sau khi trừ mọi chi phí và thuế trong thu nhập của một công ty.
Thuật ngữ kinh tế 15: Thu nhập ròng/Lãi ròng
Thuật ngữ kinh tế 15: Thu nhập ròng/Lãi ròng
  • Tỷ suất thị giá/lợi nhuận (P/E): Giá của một cổ phiếu chia cho lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu trong thời gian 12 tháng. Ví dụ một cổ phiếu bán với giá 60$/cổ phiếu và lợi nhuận 6$/cổ phiếu sẽ được bán với tỷ suất thị giá-doanh lợi 10/1. Tỷ suất thị giá-doanh lợi cao khiến các nhà đầu tư tin tưởng rằng lợi nhuận của công ty trong tương lai sẽ cao hơn nhiều.
Thuật ngữ kinh tế 16: Tỷ suất thị giá/Lợi nhuận (P/E)
Thuật ngữ kinh tế 16: Tỷ suất thị giá/Lợi nhuận (P/E)
  • Stock (shares) – Cổ phiếu: Các đơn vị của một công ty đại diện cho một phần sở hữu. Mua các phần này sẽ có quyền như các chủ sở hữu và có thể có thu nhập thông qua cổ tức. Có thể mua hoặc bán cổ phiếu mà không ảnh hưởng đến hoạt động của một công ty. Tại thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu do người mua và người bán cổ phiếu đó ấn định.
Thuật ngữ kinh tế 17: Cổ phiếu
Thuật ngữ kinh tế 17: Cổ phiếu
  • Venture capital – Vốn mạo hiểm: Khoản tài chính cần thiết để bắt đầu một doanh nghiệp, thông thường là các doanh nghiệp mới nhiều rủi ro. Đổi lại vốn, nhà đầu tư được sở hữu một phần doanh nghiệp này. Vốn mạo hiểm càng rủi ro thì càng có khả năng thu lợi lớn.
Thuật ngữ kinh tế 18: Vốn mạo hiểm
Thuật ngữ kinh tế 18: Vốn mạo hiểm

————————
MBA Đường phố – Vườn ươm Hỗ trợ Khởi nghiệp Toàn diện
Website: www.mbaduongpho.com
Hotline: 0886 924 688
Email: hotro@mbaduongpho.com
Address: GENESIS Housing, 307 Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội

#MBA_Đường_phố #MBA #Khởi_nghiệp #Startups #SMEs #Entrepreneur #Business_Plan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *