Tại sao lại là MBA Đường phố? Câu chuyện kinh doanh đến từ lão ăn mày?!?

Tại sao lại là MBA Đường phố? Câu chuyện kinh doanh đến từ lão ăn mày?!?

Tại sao lại là MBA Đường phố. Câu chuyện kinh doanh đến từ lão ăn mày.MBA Đường phố
Bài học kinh doanh đến từ lão ăn mày

Liệu có bao giờ bạn thắc mắc, tại sao MBA Đường phố lại có cái tên kỳ quặc và đầy mâu thuẫn như thế không? Đã MBA, thì sao lại còn đi cùng với Đường phố (2 “Thế giới” vốn chẳng hề liên quan, thậm chí còn trái ngược hoàn toàn) như vậy!

Mọi chuyện bắt đầu từ Cuộc gặp gỡ Tình cờ và Thú vị giữa Mr.Quân Idea (Quân Phan) – Founder MBA Đường phố với 1 ông chú Ăn mày trước cửa Vincom Bà Triệu nhiều năm về trước …

Cuộc gặp không được sắp đặt …

Tôi xách túi đồ Nik.e vừa mới mua ra khỏi khu trung tâm thương mại, sau đó đứng ở cửa đợi một người bạn. Một tay ăn mày nhìn thấy tôi liền xán lại gần và đứng trước mặt tôi:

“Xin anh… cho tôi ít tiền đi”. Trong lúc chả có việc gì, tôi lấy một ít tiền lẻ trong túi vứt cho ông ta, đồng thời bắt chuyện.

Không ngờ tay ăn mày này khá hoạt ngôn, ông ta kể: “… Anh biết không, tôi chỉ ăn xin quanh khu Bà Triệu này thôi? Tôi chỉ liếc mắt một cái là thấy anh, vào đây mua đồ Nik.e thì chắc hẳn là người chịu chi…”

“Ồ? Ông có vẻ hiểu đời phết nhỉ?” Tôi ngạc nhiên nói.

“Thì ăn mày cũng cần phải có phương pháp khoa học chứ”. Ông ta nói.
Tôi càng ngạc nhiên hơn nữa, vô cùng thú vị bèn hỏi: “Thế ăn mày cũng cần phương pháp khoa học như thế nào?”

Phân tích SWOT bản thân để cải thiện sự nghiệp!?

“Đầu tiên, anh thử nhìn tôi xem có khác gì so với những tay ăn mày khác?”. Tôi liền nhìn kỹ ông ta, đầu bù tóc rối, quần áo rách nát, tay gầy trơ xương nhưng lại rất sạch sẽ.

“Mọi người thường rất phản cảm với ăn mày nhưng tôi tin chắc rằng anh không hề phản cảm đối với tôi, điều này tôi tự cảm thấy được, và đó cũng là điểm mà tôi khác những tay ăn mày khác”. Ông ta nói.

Tôi gật đầu đồng ý, quả thực là không phản cảm tý nào, thế nên tôi mới chủ động bắt chuyện với ông ta chứ.

“Tôi biết phân tích SWOT, ưu thế, bất lợi, cơ hôi và nguy cơ. Đối với những đối thủ cạnh tranh, ưu thế của tôi chính là khiến mọi người cảm thấy không hề phản cảm. Cơ hội và nguy cơ đều là những yếu tố bên ngoài, tùy thuộc vào mật độ dân số và khu vực trọng yếu của Hà Nội…”

“Tôi đã tính toán rất cụ thể rằng, hàng ngày người qua lại ở khu vực này lên đến hàng vạn người, người nghèo cũng lắm mà người giàu còn đông hơn, giả dụ cứ cho mỗi ngày có 1 vạn (10.000) người qua lại, như vậy nếu tôi xin mỗi người 5.000đ, thì mỗi ngày tôi sẽ kiếm được 5.000 x 10.000 = 50.000.000đ/ ngày, và mỗi tháng sẽ là 50.000.000 x 30 = 1.500.000.000đ/ tháng. Thế nhưng, không phải ai cũng sẽ cho tôi tiền, hơn nữa một ngày tôi làm sao xin được nhiều người như thế, cho nên tôi cần phải phân tích, đâu là khách hàng mục tiêu và đâu là khách hàng tiềm năng của tôi”.

Đâu mới là khách hàng?

Ông ta lấy giọng nói tiếp: “Ở khu vực này, khách hàng mục tiêu của tôi chiếm khoảng 30% tổng số lượng người qua lại, tỉ lệ xin thành công chiếm khoảng 70%; khách hàng tiềm năng thì chiếm khoảng 20%, tỉ lệ xin thành công chiếm khoảng 50%; còn lại 50% số người, tôi chọn cách bỏ qua, bởi vì tôi không có đủ thời gian để thử vận may với họ”.

“Thế ông định nghĩa thế nào về khách hàng của mình”. Tôi vội hỏi.

“Trước tiên, khách hàng mục tiêu là những thanh niên như anh đây, có thu nhập và chịu chi. Ngoài ra, các đôi tình nhân cũng nằm trong danh sách khách hàng mục tiêu của tôi, họ không thể mất mặt trước người bạn khác giới của mình nên sẽ rất hào phóng. Tiếp nữa tôi chọn các cô gái xinh đẹp nhưng đi một mình làm khách hàng tiềm năng, bởi họ rất sợ bị lẽo đẽo theo sau nên đa số sẽ cho tiền cho rảnh nợ. Hai đối tượng này đều trong tầm tuổi từ 20 – 30. Còn những người ít tuổi hơn thường kinh tế eo hẹp, hay những người nhiều tuổi hơn thì thường đã có gia đình rồi, tài chính sẽ do vợ nắm giữ, những đối tượng như vậy thì chả mong đợi được gì, họ thậm chí còn muốn xin ngược lại tôi ý chứ”.

“Thế mỗi ngày ông xin được khoảng bao nhiêu tiền?”. Tôi tiếp tục hỏi nhằm tìm ra được bài học kinh doanh từ người ăn mày này.
“Từ thứ hai đến thứ sáu, kiếm được ít hơn, chỉ khoảng trên dưới 1 triệu, còn cuối tuần có lúc lên tới 2 – 3 triệu”.

“Nhiều vậy sao?”

Thấy tôi tỏ vẻ nghi ngờ, ông ta làm phép tính cho tôi xem: “Cũng giống như mọi người, tôi ngày làm việc 8 tiếng, từ 8 giờ sáng tới 5 giờ tối, và cuối tuần tôi vẫn đi làm bình thường. Mỗi lần xin tiền tôi mất khoảng 5 giây, thêm thời gian di chuyển và tìm kiếm mục tiêu thì khoảng 1 phút tôi xin 1 lần và được 5.000đ, như vậy 8 tiếng là 2.400.000đ, nhân với tỉ lệ thành công 60% [(70%+50%)÷2] thì một ngày tôi kiếm được gần 1.5 triệu”.

“Tôi đặc biệt là không có đeo bám khách chạy dọc con phố, nếu như xin họ mà họ không cho, tôi dứt khoát không bám riết lấy họ, bởi nếu như họ muốn cho thì họ đã cho rồi, nên dù có bám dai cỡ nào thì tỉ lệ thành công cũng rất là thấp. Vì thế, thay vì lãng phí thời gian có hạn của mình trên những đối tượng khách hàng như này, tôi thà tìm kiếm một mục tiêu khác “.

Lợi hại! Tay ăn mày này đúng là không thể trông mặt mà bắt hình dong, ông ta giống như một vị giám đốc Marketing dày dặn kinh nghiệm vậy.

“Ông nói tiếp đi”. Tôi hào hứng nói, xem ra hôm nay tôi học được một bài học hay đây.

“Có người nói, ăn mày là dựa vào vận may để kiếm cơm, tôi thì không cho là như vậy. Tôi lấy ví dụ, đứng trước cửa hàng chuyên bán đồ nữ là một anh chàng đẹp trai và một cô nàng xinh gái, anh sẽ chọn ai để xin?”

Tôi ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo tôi không biết.

“Anh nên đến xin tiền anh chàng đẹp trai kia vì đứng bên cạnh anh ta là một cô gái xinh đẹp, lẽ nào anh ta lại không cho anh tiền? Còn nếu anh đến xin cô gái xinh đẹp kia thì có khả năng cô ta sẽ giả vờ sợ sệt anh rồi tránh đi chỗ khác”.

“Lại lấy cho anh một ví dụ nữa, đứng ở trước cổng Vinmart có một cô gái trẻ tay xách một túi đồ vừa mua ở siêu thị, có một cặp tình nhân đang đứng ở đó ăn kem, và cũng có một anh thanh niên đóng bộ suit chỉnh tề, tay cầm túi đựng máy tính xách tay. Tôi chỉ cần nhìn mỗi người 3 giây và không ngần ngại bước đến xin tiền cô gái trẻ.

Cô gái đó cho hẳn tôi 10.000đ và ngạc nhiên vì sao tôi chỉ xin tiền mỗi cô ta. Tôi trả lời cô ta rằng, đôi tình nhân kia đang ăn kem nên không tiện rút tiền; còn anh đóng bộ chỉnh tề kia chưa chắc có tiền lẻ, còn cô vừa mua đồ trong siêu thị đi ra thì chắc chắn trên người sẽ có tiền lẻ”. Cũng có lý, tôi càng nghe càng thấy thú vị.

Yếu tố quyết định: Tri Thức!

“Thế nên tôi bảo rồi, tri thức quyết định tất cả”. Tôi từng được nghe mấy chục vị CEO phát biểu câu này, nhưng đây là lần đầu tiên tôi được nghe nó từ một tay ăn mày.

“Ăn mày cũng phải có chiến lược, chứ nếu ngày ngày chỉ biết ngồi trên cầu đi bộ thì làm sao mà xin được tiền? Người đi qua cầu đi bộ ai cũng vội vội vàng vàng chứ có ai ra đấy chơi bao giờ, leo lên leo xuống chỉ tổ mệt người. Cần trang bị tri thức cho bản thân, học tập có thể khiến người ta trở nên thông minh hơn, và người thông minh sẽ không ngừng học hỏi kiến thức mới để trở thành nhân tài. Thế kỷ 21 này người ta cần nhất là gì? Đó chính là nhân tài.”

“Có lần, một người cho tôi 200.000đ chỉ để tôi giúp anh ta đứng dưới lầu gào 100 lần câu: “Chipu, anh nhớ em”. Tôi tự tính nhẩm, gào một câu mất 5 giây, tương đương với thời gian tôi một lần đi ăn xin nhưng thù lao lại được có 2.000đ nên tôi đã từ chối anh ta.”

“Ở Hà Nội này, mỗi tháng một người ăn mày thông thường có thể kiếm được từ 4 đến 5 triệu, ai may mắn hơn thì sẽ kiếm được khoảng hơn 10 triệu. Cả thành phố này có khoảng 3.000 tay ăn mày nhưng chỉ có khoảng 10 tay ăn mày mỗi tháng kiếm được trên 50 triệu, và tôi là một trong số những tay ăn mày đó, hơn nữa lại khá ổn định, hầu như không có biến động nhiều.”

Quá giỏi, tôi càng nghe càng cảm thấy bái phục tay ăn mày này.
“Người ta thường nói tôi là một tên ăn mày vui vẻ. Các tên ăn mày khác nói tôi vui vẻ là vì tôi có nhiều tiền, nhưng tôi trả lời họ rằng, họ sai rồi, tôi vui vẻ là vì tôi có tâm trạng tích cực nên tôi kiếm được nhiều tiền.”
Nói hay lắm!

Tận hưởng những điều nhỏ bé nhất!

“Ăn mày là nghề của tôi, nên cần phải hiểu được niềm vui do công việc của mình đem lại. Những lúc trời mưa vắng người qua lại, những tay ăn mày khác đều kêu ca phàn nàn hoặc ngủ, tôi cho rằng đừng nên như thế, những lúc như vậy hãy tranh thủ cảm nhận vẻ đẹp của thành phố. Tối về dẫn vợ con đi dạo ngắm trời đêm, cả gia đình vui vẻ hạnh phúc, đi đường đôi lúc gặp đồng nghiệp, tôi cũng vứt cho họ một đồng rồi nhìn họ vui vẻ cảm ơn rồi rời đi, phảng phất như nhìn thấy mình trong đó.”

“Ông cũng có vợ con à?”. Tôi bất chợt thốt lên khiến người đi đường cũng ngoảnh đầu lại nhìn.

“Vợ tôi ở nhà làm nội trợ, con tôi đang đi học tiểu học. Tôi mua trả góp một căn hộ ở khu Linh Đàm, thời hạn 10 năm, vẫn còn 6 năm nữa mới trả hết nợ. Vì thế, tôi phải nỗ lực kiếm tiền để con tôi lớn lên còn học đại học ngành Quản trị kinh doanh, sau đó nó còn kế nghiệp của tôi, và có khi nó còn có thể trở thành một tên ăn mày xuất sắc hơn cả bố nó nữa ý chứ.”

“5 năm trước tôi làm Marketing Team Leader cho 1 công ty công nghệ, lương tháng 15 triệu. Vào thời điểm đó, tôi mua thế chấp một chiếc Macbook hơn 40 triệu trong 6 tháng, mức lãi suất theo tháng là 1.5% tương ứng 600.000đ/tháng, do đã thanh toán trước 10 triệu nên cộng cả gốc lẫn lãi thì mỗi tháng vẫn phải trả 5.6 triệu, cuộc sống dở sống dở chết. Sau đó, tôi nghĩ cứ thế này thì mãi mãi mình không khá lên được, nên tôi đã từ chức và đi ăn xin, và bây giờ tôi hài lòng khi trở thành một tên ăn mày “chất lượng cao”.”

Nghe xong, tôi phấn khích hỏi: “Ông ơi, ông có nhận tôi làm đệ tử không?”

Đúng là nhân tài không nhất định phải ở chốn văn phòng. Nếu như bạn là nhân tài thì bất kể bạn ở trong hoàn cảnh nào, ở cương vị nào cũng đều có thể thông qua sự nỗ lực của bản thân mà trở thành chuyên gia.

Lấy cảm hứng từ Người ăn mày trên, MBA Đường phố luôn “Kết hợp giữa Nền tảng Kiến thức được Hệ thống hóa Bài bản cùng Kinh nghiệm Thực chiến Đa dạng, Phong phú tích lũy được qua nhiều năm trời “lăn lộn” trên thương trường, Đội ngũ chuyên gia của MBA Đường phố mong muốn mang tới cho các Starups/ SMEs Việt Nam những Phương pháp Tiếp cận và Công cụ Giải quyết Vấn đề theo Góc nhìn Tinh giản, Trực diện và “Đời” nhất, không “Hoa lá cành” mà cũng chẳng “Đao to Búa lớn”, tất cả hướng tới mục tiêu nhanh chóng, dễ dàng áp dụng được luôn và ngay trong Thực tế “Sinh tồn” thường ngày của Doanh nghệp/ Dự án Khởi nghiệp.” (Mr. Quân Idea – Founder MBA Đường phố)

Đọc xong câu chuyện trên bạn hiểu tại sao không chỉ là “MBA” mà lại là “MBA Đường phố” rồi chứ?

P.S: Thật ra Câu chuyện trên được dựa trên 1 Câu chuyện có nhiều Phiên bản được Chia sẻ trên Internet mà Mr. Quân Idea – Founder MBA Đường phố tình cờ đọc được từ năm 2016, tạo cảm hứng cho Câu chuyện 7 phần Nguyên gốc 3 phần … “Bịa” thêm này của chúng tôi, chứ thật ra Mr. Quân Idea (Quân Phan) … cũng tìm mãi mà đã gặp được ông chú Ăn mày nào như thế đâu =)))

 

Nguồn: MBA Đường phố Tổng hợp và Biên tập
————————–
MBA Đường phố – Vườn ươm Hỗ trợ Khởi nghiệp Toàn diện
Website: www.mbaduongpho.com
Hotline: 0886 924 688
Email: hotro@mbaduongpho.com
Address: iLIGHTIS Housing, 37 Kim Mã Thượng, Ba Đình, Hà Nội #MBA_Đường_phố

#MBA #Khởi_nghiệp #Startups #SMEs #Entrepreneur #Business_Plan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *