1. Biên lợi nhuận cao
Biên lợi nhuận (biên lợi nhuận gộp/ biên lợi nhuận ròng) cho bạn biết mỗi đồng doanh thu có được sẽ mang về cho bạn bao nhiêu lợi nhuận.
Ở ví dụ này, ta hiểu đơn giản: Bạn nhập ốp lưng điện thoại với giá sỉ là 10.000đ/ốp. Bạn bán nó với giá 80.000đ thì doanh thu của bạn là 80.000đ. Trong đó 10.000đ là chi phí khuyến mại (tạm bỏ qua các chi phí marketing), thêm chi phí Ship là 40.000đ thì lợi nhuận bạn thu về là 80-40-10= 30.000đ. Điều này có nghĩa là biên lợi nhuận của sản phẩm là 37.5%. Nghĩa là cứ 1 đồng doanh thu kiếm về cho bạn 0.375 đồng lợi nhuận.
Tuy nhiên, với một sản phẩm khác như sách, nếu in hàng nghìn cuốn thì giá in là 10.000đ/cuốn. Nhưng cuốn sách lại bán ở siêu thị với giá 200.000đ. Bỏ qua các chi phí về vận chuyển, bảo quản, Marketing, đóng gói là 100.000đ thì biên lợi nhuận của sách là 45%, nghĩa là 1 đồng bán sách sinh ra 0.45 đồng lợi nhuận. Như vậy bán sách sẽ có lợi hơn bán ốp lưng điện thoại.
Vì vậy, nếu muốn bắt đầu khi kinh doanh, bạn cần phải xác định được biên lợi nhuận của từng sản phẩm để lựa chọn mặt hàng kinh doanh cho phù hợp.
Theo sách “Tài chính cho người sợ số”, để Doanh nghiệp kinh doanh có lãi, biên lợi nhuận gộp của bạn nên ở mức tối thiểu 30%.
2. Có thể bán được số lượng lớn
Bí mật của các thương hiệu nổi tiếng thế giới là họ làm ra các sản phẩm bình dân nhất, giá thấp, dễ sử dụng nhất để có nhiều người sử dụng nhất. Lý do vì sao? Đó chính là vì sản phẩm của họ sẽ dễ đáp ứng được nhu cầu của số đông, dễ được chấp nhận và có thị trường tiêu thụ vô cùng rộng lớn!
Cho nên nếu bạn chọn giữa việc bán một sản phẩm mà có thị trường tiềm năng nhỏ, khả năng nhân bản thấp thì sẽ rất khó để phát triển sau này (trừ khi bạn mở rộng các dòng sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của thị trường mới)
Đó là lý do vì sao việc kinh doanh giáo dục, kinh doanh sách, kinh doanh mỹ phẩm, giày dép, quần áo hay nước uống lại làm nên nhiều công ty lớn như vậy.
3. Nguồn hàng dồi dào
Nguồn hàng ở đây nghĩa là có khả năng nhân rộng, nghĩa là sản phẩm của bạn có thể sản xuất ở bất kỳ đâu với nguồn nguyên liệu đầu vào dễ tìm. Nếu bạn không phải là nhà sản xuất thì việc chủ động nguồn hàng với nhà cung cấp là rất quan trọng vì có rất nhiều doanh nghiệp phá sản vì không chủ động được nguồn cung cấp đầu vào.
4. Sản phẩm ít cạnh tranh
Để ít gặp cạnh tranh thì hoặc là bạn đưa ra một sản phẩm độc lạ chưa từng thấy trên thị trường, hoặc là tìm ra một thị trường ngách chưa có nhiều đối thủ để nhảy vào.
Việc này đòi hỏi bạn phải có óc quan sát thị trường, tìm hiểu các vấn đề hiện nay của khách hàng và tìm ra sản phẩm giải quyết vấn đề đó.
5. Thị trường rộng lớn
Khi kinh doanh một sản phẩm nào đó đừng bỏ qua việc nghiên cứu thị trường để xem thị trường tiêu thụ sản phẩm của bạn có rộng lớn hay không, ngoài ra bạn còn cần phải nghiên cứu đối thủ, nghiên cứu hành vi khách hàng để có phương pháp tiếp thị phù hợp.
6. Chất lượng tốt – ít hàng lỗi
Tất nhiên ai mà chẳng muốn sản phẩm của mình tạo ra có chất lượng tốt, tuy nhiên bạn không thể đảm bảo 100% được. Ngay cả Samsung còn phải xin lỗi vì điện thoại của mình dễ phát nổ cơ mà!
Cho nên việc nhập hàng để kinh doanh, bạn cần phải lựa chọn nhà cung cấp uy tín. Đa số hiện nay Việt Nam ta thường nhập hàng kinh doanh chủ yếu là từ các chợ như Ninh Hiệp (Việt Nam), Chợ 13, Quảng Châu,… Nếu có điều kiện bạn có thể sang Trung Quốc để trực tiếp tìm kiếm nguồn hàng hoặc nếu vốn ít bạn có thể nhập qua các chợ đầu mối uy tín tại Việt Nam.
7. Tỷ lệ mua lặp lại cao
Tại sao người ta hay đổ xô đi bán quần áo, mỹ phẩm hay thức ăn nước uống? Vì đó là các mặt hàng chúng ta sử dụng mỗi ngày, có khả năng mua lặp lại cao. Thử hỏi các chị em trong tủ đồ có bao nhiêu bộ váy, bao nhiêu đôi giày và bao nhiêu loại mỹ phẩm? Hay các anh có bao nhiêu phụ kiện công nghệ bên người?
Việc lựa chọn sản phẩm có khả năng tái mua hàng cao chính là một trong các bí quyết kinh doanh có lợi nhuận cao hiện nay. Tuy nhiên, để đạt được điều đó đòi hỏi sản phẩm của bạn tốt và khâu CSKH sau mua cực kỳ hiệu quả. Bạn có thể CSKH cũ thông qua nhắn tin chúc mừng sinh nhật trên Facebook, quảng cáo trên Fanpage hay SMS Telesale trực tiếp đến khách hàng.
8. Đi đầu thị trường
Xu hướng ở Việt Nam hiện nay đó là học hỏi các ông lớn trên thế giới về nền tảng công nghệ, mô hình kinh doanh và chiến lược kinh doanh mà họ làm để áp dụng cho thị trường Việt Nam. Đó là cách đi tắt đón đầu thị trường hiện nay.
Vì vậy nếu bạn muốn dẫn đầu thị trường nào đó, thì cần phải tìm ra hướng đi mới hoặc học tập các case study thành công ở nước ngoài để áp dụng cho chính mình.
9. Đúng xu hướng
Bán các sản phẩm theo xu hướng (Trends) cũng là cách để kinh doanh đột phá trong thời gian ngắn, để bắt được Trends hot bạn có thể theo dõi các thông tin sau:
- Các phim hot của Trung Quốc, Hàn Quốc, phim chiếu rạp hiện tại
- Các group Facebook chuyên cập nhật các tin tức mới
- Google Trends, Youtube Trends…
Việc theo dõi tin tức trên các kênh đó mỗi ngày sẽ giúp bạn nhanh chóng nắm được các xu hướng của thị trường để tìm kiếm các sản phẩm phù hợp.
Mấu chốt để thành công khi kinh doanh sản phẩm Trends đó là bạn phải làm nhanh, nhanh trong khâu nhập hàng, nhanh trong khâu Marketing, quảng cáo để “đánh nhanh thắng nhanh” vì Trends chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn. Nếu bạn kinh doanh sản phẩm đã qua Trends thì rủi ro ôm hàng chịu lỗ sẽ rất cao!
10. Tung sản phẩm đúng thời điểm
Nếu là người kinh doanh lâu năm bạn sẽ biết nắm được những mùa vụ kinh doanh trong năm, mùa này nên bán sản phẩm gì. Do đó bạn cần theo dõi tin tức thời sự hay các kênh thông tin xu hướng để nhanh chóng cập nhật và tung ra các sản phẩm phù hợp với thị trường.
11. Dễ hình dung
Việc kinh doanh online có một lợi thế là bạn có thể bán cho một người ở rất xa, vượt qua rào cản về địa lý. Tuy nhiên điểm yếu đó là khách hàng không thể tận mắt thấy sản phẩm hay chạm vào nó. Một phần là do việc mua online còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nên nhiều người vẫn chưa có thói quen mua hàng qua mạng.
Để tăng khả năng mua hàng, tạo uy tín cho người bán bạn cần đầu tư chụp ảnh sản phẩm đẹp kèm theo đó là hình ảnh khách hàng mua sản phẩm (feedback) hay quá trình gặp gỡ khách hàng, ship hàng, v.v… chính nhờ những yếu tố đó mà bạn sẽ tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cũng như giúp khách hàng dễ dàng ra quyết định mua hàng hơn.
12. Khó thấy ở cửa hàng, siêu thị
Để tránh cạnh tranh với các mặt hàng trong siêu thị, bạn cần phải biết hành vi của khách hàng đi siêu thị là gì? Họ thường mua những mặt hàng nào và tại sao họ lại mua mặt hàng đó?
Bạn cần hiểu được điều đó để bạn lựa chọn sản phẩm có lợi thế cạnh tranh so với các mặt hàng của siêu thị. Thử nghĩ xem, sản phẩm bạn cho là “Trend” mà xuất hiện trong siêu thị, cửa hàng thì còn gì là Trend nữa, đúng không!
Nguồn: Sưu tầm
————————
MBA Đường phố – Vườn ươm Hỗ trợ Khởi nghiệp Toàn diện
Website: www.mbaduongpho.com
Hotline: 0886 924 688
Email: hotro@mbaduongpho.com
Address: GENESIS Housing, 307 Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội
#MBA_Đường_phố #MBA #Khởi_nghiệp #Startups #SMEs #Entrepreneur #Business_Plan