Kế hoạch kinh doanh là một tài liệu phác thảo tầm nhìn của bạn cho doanh nghiệp . Nó mô tả toàn cảnh giấc mơ của bạn về nơi công ty của bạn đang phát triển nhưng kế hoạch kinh doanh cũng bao gồm một số bước cơ bản mà bạn cần thực hiện để biến giấc mơ của mình thành hiện thực.
Tầm quan trọng
Một kế hoạch kinh doanh sẽ giúp bạn:
- Vạch đúng đường lối kinh doanh— Kế hoạch kinh doanh giúp bạn vạch ra chính xác các bước bạn sẽ cần thực hiện để phát triển doanh nghiệp, nhờ đó bạn luôn biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
- Đo lường tiến trình thực hiện— Hãy đặt một số cột mốc quan trọng trong kế hoạch kinh doanh mà bạn có thể kiểm tra. Từ đó so sánh và đánh giá kết quả đạt được thực tế với các cột mốc đã đặt ra trước đó khi công ty của bạn phát triển. Hãy cố gắng đạt được các cột mốc.
- Chia sẻ với nhà đầu tư— Những nhà đầu tư tiềm năng phải chắc chắn rằng bạn có một kế hoạch thực tế và họ sẽ quan tâm cả những chi tiết, chẳng hạn như bất kỳ dự báo tài chính nào.
- Thu hút cộng sự và đối tác — Có tầm nhìn thực tế sẽ thể giúp bạn thuyết phục được nhân viên, khách hàng và những đối tác hàng đầu đồng hành cùng với bạn.
7 yếu tố then chốt
Kế hoạch kinh doanh của bạn có thể đơn giản hoặc chi tiết tùy theo cách bạn làm. Một số kế hoạch kinh doanh có thể chỉ gói gọn trong một trang giấy. Nhưng những người khác có thể làm dài như một cuốn sách.
Bạn có thể cân nhắc đưa những điều sau vào kế hoạch kinh doanh của mình:
1. Bản tóm tắt — Bản tổng quan ngắn gọn về toàn bộ kế hoạch của bạn.
2. Mô tả doanh nghiệp —Tóm tắt mô hình kinh doanh của bạn và những thành tựu công ty của bạn đã đạt được cho đến nay.
3. Phân tích thị trường — Khách hàng của bạn là ai, đối thủ cạnh tranh của bạn là ai?
4. Tổ chức và quản lý — Cấu trúc pháp lý của công ty bạn là gì? Những thành viên nổi bật trong đội nhóm của bạn là ai?
5. Kế hoạch tiếp thị — Kế hoạch của bạn để quảng bá về doanh nghiệp và tìm kiếm khách hàng.
6. Số vốn yêu cầu — Bạn cần có bao nhiêu tiền để bắt đầu?
7. Dự báo tài chính — Bức tranh tài chính của công ty bạn trong những năm đầu tiên.
Những điều bạn cần nhớ
Dưới đây là một số điều quan trọng cần ghi nhớ khi bạn lập kế hoạch kinh doanh của mình:
- XU HƯỚNG
Xem xét đối tượng khách hàng của bạn là ai, tốc độ phát triển của thị trường đó như thế nào.
Nghiên cứu thị trường qua các kênh truyền thông trực tuyến hoặc hỏi trực tiếp những người xung quanh. Những gì bạn học được có thể giúp bạn tinh chỉnh kế hoạch của mình. - KHÁCH HÀNG
Bạn phải viết kế hoạch kinh doanh dành cho đúng đối tượng mà bạn muốn hướng tới. Ví dụ: Khi bạn cần mở một cửa hàng thời trang dành cho phụ nữ. Hãy nghiên cứu họ thích những gì, thông tin gì họ muốn xem và lên kế hoạch kinh doanh sao cho phù hợp với khách hàng mục tiêu của bạn. - TÌM KIẾM SỰ TRỢ GIÚP
Đừng đi một mình. Hãy nhờ một người xem xét những gì bạn đã lên kế hoạch, tìm một chuyên gia hoặc trao đổi với một chủ doanh nghiệp khác, những người có thể đưa ra những phản hồi và đề xuất. Bạn có thể nhận những ý kiến từ gia đình nhưng hãy luôn chọn lọc thông tin từ họ. Đôi khi bố mẹ của bạn sẽ ủng hộ bạn ngay cả khi bạn đang cố bán sữa cho một con bò. Họ sẽ tin tưởng tuyệt đối hoặc luôn coi bạn như một đứa trẻ con.
Khi nào cần lập kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh không phải loại tài liệu để bạn thiết lập để lãng quên nó. Bạn có thể cập nhật kế hoạch kinh doanh của mình khi:
- Bạn đang tìm kiếm cơ hội và những nguồn tài trợ mới
- Bạn đang có thêm một sản phẩm hoặc dịch vụ mới
- Thị trường cho sản phẩm của bạn thay đổi buộc kế hoạch kinh doanh của bạn phải thích nghi.
- Doanh nghiệp của bạn đã phát triển đáng kể hay trải qua những thay đổi
- Bạn có mục tiêu mới (hoặc những thành viên chủ chốt của công ty có những hướng đi của riêng họ)
Ngay cả khi không gặp các trường hợp trên, bạn vẫn nên xem xét định kỳ kế hoạch kinh doanh của mình để quyết định xem kế hoạch đó có cần cập nhật hay không. Nếu bạn viết nó cách đây 5, 10 hoặc 20 năm, có khả năng nó không phản ánh đúng thực tế nữa. Hãy xem lại kế hoạch của bạn sẽ tìm thấy một cơ hội tốt để kiểm tra xem bạn đang ở đâu và đưa ra một bộ mục tiêu mới.
Những sự thật thú vị
- Có thể bạn không biết 1 người làm chủ như xôi Yến (1 cửa hàng xôi gần hồ Gươm, trên đường Nguyễn Hữu Huân) 1 tháng cũng bỏ túi 400-500 triệu đồng tiền lãi.
- Chủ nhân của thương hiệu kẹo cao su Wrigley trước đây từng bán xà phòng và tặng bột làm bánh làm quà khuyến mại. Khách hàng đã mua xà phòng vì muốn có bột làm bánh chứ không phải vì xà phòng. Đến khi William Wrigley chuyển hẳn qua kinh doanh bột làm bánh và tặng kẹo cao su. Điều không ngờ là kẹo cao su lại được ưa chuộng hơn cả. Sau đó William Wrigley chuyển hẳn sang sản xuất và bán kẹo cao su. Thương hiệu kẹo cao su Wrigley đã bắt đầu từ đó.
Key Takeaways
- Kế hoạch kinh doanh là bản đồ dẫn lối cho đường đi của công ty bạn.
- Bạn cần một kế hoạch kinh doanh cho chính mình, cho các nhà đầu tư, nhân viên và đối tác kinh doanh tiềm năng.
- Có những kế hoạch kinh doanh sẽ cực kỳ chi tiết, những cũng có những kế hoạch kinh doanh rất đơn giản.
- Hãy cập nhật kế hoạch kinh doanh của bạn khi công ty của bạn phát triển và thay đổi.
- Một kế hoạch Kinh doanh có thể được nghĩ ra ngay lúc bạn di chuyển trên đường phố.
Kết luận
Kế hoạch kinh doanh là một bản đồ chỉ dẫn đường đi cho doanh nghiệp của bạn. Nó có thể đơn giản hoặc bao gồm thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ, tài chính và thị trường của bạn. Các nhà đầu tư tiềm năng, người cho vay và đối tác thường muốn xem kế hoạch kinh doanh trước khi quyết định làm việc với bạn.
Nguồn: MBA Đường phố Tổng hợp và Biên tập
————————–
MBA Đường phố – Vườn ươm Hỗ trợ Khởi nghiệp Toàn diện
Website: www.mbaduongpho.com
Hotline: 0886 924 688
Email: hotro@mbaduongpho.com
Address: iLIGHTIS Housing, 37 Kim Mã Thượng, Ba Đình, Hà Nội #MBA_Đường_phố
#MBA #Khởi_nghiệp #Startups #SMEs #Entrepreneur #Business_Plan