Bài học kỹ năng bán hàng từ câu chuyện của cô bé bán vé số

Bài học kỹ năng bán hàng từ câu chuyện của cô bé bán vé số

Câu chuyện buổi sáng tại một quán cafe giữa 4 doanh chủ với cô bé bán vé số nhưng chứa đựng những bài học kỹ năng bán hàng rất giá trị, MBA Đường phố xin được chia sẻ lại với mọi người:

– Mua vé số giúp cháu đi chú!

– Cháu bao nhiêu tuổi rồi?

– Cháu 11 tuổi

– Cháu còn đi học không?

– Dạ còn ạ!

– Sao cháu phải đi bán vé số?

– Dạ, để có tiền đi học!

– Ba mẹ cháu đâu?

– Ba mẹ cháu chia tay rồi, ba mẹ cháu có chồng có vợ mới hết rồi ạ.

– Cháu ở với ai?

– Cháu ở với bà ngoại. Chú hỏi nhiều quá à, chú mua vé số giúp cháu đi.

– Chú hỏi thêm vài câu nữa rồi chú sẽ mua. Nhà cháu ở đâu?

– Nhà cháu ở Nghĩa Hành.

– Cháu đi bằng gì xuống đây?

– Cháu đi bằng cái đó đó (chỉ vào chiếc xe đạp, rồi nhoẻn miệng cười). Mua vé số giúp cháu được chưa chú?

– Rồi, chú hứa là sẽ mua mà, chú cảm thấy thích thú và tò mò về cháu quá! Hay là cháu đến Công ty chú làm đi, chú sẽ nhận nuôi cháu và tạo điều kiện cho cháu đi học thật tốt.

– Làm là làm gì vậy chú?

– Đi làm công, công việc của cháu là dọn dẹp ly tách nhé!

– Chú trả lương cháu bao nhiêu?

– 1 triệu nhé! Một năm 12 triệu, chú lo ăn, ở, học hành cho.

– Òe…sao ít vậy chú! Cháu không làm đâu!

– Hả! 12 triệu/năm mà ít nữa á? Thế cháu đi bán vé số thì được nhiêu tiền nào?

– Mỗi ngày cháu lời ít nhất cũng 300 nghìn.

– Hả! Sau cháu bán giỏi vậy, có đáng tin không ha.

– Thì 150 nghìn tiền lãi từ bán vé với 150 nghìn người ta cho cháu nữa. Cách đây mấy hôm có chú kia cho cháu đến 600 nghìn.

– Hả! Ừa nhỉ, chú cũng đang rất muốn cho cháu tiền đây!

– Cháu bán 3 tháng hè là bằng làm cho chú 2 năm rồi (300k * 30 ngày * 3 tháng = 27 triệu), nên cháu không làm cho chú đâu! Mà chú mua vé số giúp cháu đi chú!

– Rồi, chú không chơi vé số, nên thôi, chú lì xì cho cháu 20 nghìn nhé! Tiền công nói chuyện của cháu đấy!

– Dạ cảm ơn chú!

Cô bé tiếp tục lượn hết bàn này đến bàn khác, và hầu hết anh em nào cũng thấy thú vị và mua giúp cô bé! Rời khỏi bàn cuối cùng của quán, cô bé xách trên tay ly ca cao đá vừa đi ra vừa hát…

– Ồ, bán vé số mà uống cacao luôn!

– Đâu có, chú kia mua cho cháu áh.

– Hả, sao mà sướng dữ.

– Lại đây chú bảo nào!

– Cháu về đứng lớp, đào tạo kỹ năng bán vé số cho nhân viên công ty chú nhé!

– Hả, cháu có biết gì đâu mà dạy!

– Chú đùa tí, cháu dễ thương quá! Thế này nhé! Đi làm vậy là tốt rồi, nhưng muốn thành người và có tương lai thì phải học thật tốt nghe hông! Ưu tiên phải là việc học.

– Dạ, cháu cảm ơn chú!

– Đây là danh thiếp của chú, tên và số điện thoại chú đây! Cháu mang về nhà, kiếm chỗ nào dễ nhớ thì dán vào đấy, bất kỳ khi nào cần sự giúp đỡ thì gọi cho chú!

– Cần giúp đỡ là sao hả chú, cháu đâu cần chú giúp gì đâu! À, được thì chú mua giúp cháu mấy tờ vé số.

– Cha mầy! Chú bảo là không chơi vé số rồi. Vậy nhen, tranh thủ đi bán đi, nhưng phải nhớ giữ danh thiếp của chú nhé!

– Dạ, cháu cảm ơn chú!

– Tạm biệt cháu, chúc cháu may mắn!

️ĐÚC KẾT BÀI HỌC RÚT RA TỪ CÔ BÉ BÁN VÉ SỐ

1. ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU.

Luôn tươi cười, vẻ ngoài mộc mạc nhưng không rách rưới, tạo cảm giác cho người mua hình ảnh đáng yêu (thay vì thương hại như phổ biến). Bài học tạo ấn tượng đầu tiên của một người bán hàng chuyên nghiệp.

2. TÌM VÀ XÁC ĐỊNH KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU

Quan điểm rất rõ ràng, đi bán hàng (vé số) chứ không phải đi xin nên cô bé không nài nỉ, chỉ bán cho khách có tín hiệu phản hồi, quan tâm. Với khách lắc đầu, hay không buồn nhìn…thì cô bé từ bỏ ngay… cô bé dành thời gian đó để tiếp cận khách hàng mới.

3. KỸ THUẬT BÁM VÀ CHỐT SALE

Sau khi phát hiện khách hàng tiềm năng, cô bé liền dành thời gian chăm sóc. Cụ thể trong tình huống này, cô bé rất biết cách để thuyết phục khách hàng, cho dù phải mất nhiều thời gian để nói chuyện ngoài lề, không liên quan đến tờ vé số, nhưng cô bé vẫn theo đuổi câu chuyện cho đến khi bán được hàng.

4. CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ SAU BÁN HÀNG

Dù đã lấy được từ mình 20k nhưng khi gọi lại thì cô bé vẫn tươi cười quay lại, rồi lại rôm rả, nhiệt tình… nhờ vậy mà cô bé cuỗm tiếp của mình một lời hứa giá trị. Một số bạn mắc sai lầm khi chỉ nhiệt tình trước khi chốt sale, sau sale thì hay né. Thực tế, mình đã gặp nhiều trường hợp từ chỗ chỉ mua 1 gói hàng để rồi mua cả một xe hàng nhờ dịch vụ sau sale của 1 gói hàng quá tốt.

5. CƠ HỘI, ĐÀM PHÁN VÀ RA QUYẾT ĐỊNH.

Cô bé biết nắm bắt cơ hội mới, sẵn sàng đàm phán, cân nhắc được mất và cũng sẵn sàng từ chối. Chuẩn mực này, nhiều bạn học đại học, sau 3-5 năm đi làm, thậm chí đang ngồi ở vị trí cao trong các tập đoàn lớn chưa chắc đã làm được. Đối diện với các quyết định, hàng vạn, tá trường hợp vẫn chọn cách bám chắc vùng an toàn thay vì cân nhắc thay đổi dựa trên các tiêu chí cơ bản (tiêu chí cơ bản – không phải là các tác động khách quan như sĩ diện, dư luận…).

Với cô bé có 2 tiêu chí cơ bản: 1 là thu nhập, 2 là quỹ thời gian. Các tiêu chí khác như quy mô công ty, vị trí công tác, cơ hội thăng tiến, chính sách, bảo hiểm… là xa xỉ, không quan tâm…vì có biết gì đâu mà quan tâm.

Sau khi đọc xong câu chuyện trên, nếu bạn nhận thấy bài học nào khác hãy chia sẻ cùng MBA Đường phố nhé!

Nguồn: Quản trị và Khởi nghiệp

Bài học kỹ năng bán hàng từ câu chuyện của cô bé bán vé số
Bài học kỹ năng bán hàng từ câu chuyện của cô bé bán vé số

————————
MBA Đường phố – Vườn ươm Hỗ trợ Khởi nghiệp Toàn diện
Website: www.mbaduongpho.com
Hotline: 0886 924 688
Email: hotro@mbaduongpho.com
Address: GENESIS Housing, 307 Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội

#MBA_Đường_phố #MBA #Khởi_nghiệp #Startups #SMEs #Entrepreneur #Business_Plan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *