Muốn làm doanh nhân phải có năng lực “chấp nhận rủi ro”

Muốn làm doanh nhân phải có năng lực “chấp nhận rủi ro”

Kinh doanh là chấp nhận rủi ro. Để bắt đầu kinh doanh riêng, bạn phải chấp nhận đặt cược tất cả sự nghiệp, nguồn tài chính cá nhân lẫn sức khỏe của mình.

Đối với hầu hết mọi người, cảm giác tự chủ và tự định đoạt số phận của mình xứng đáng với sự rủi ro đó. Tuy nhiên, nếu bạn muốn trở thành một doanh nhân thành đạt thì bạn cần chuẩn bị ứng phó cho mọi rủi ro có thể xảy ra.

Muốn làm doanh nhân phải có năng lực chấp nhận rủi ro
Muốn làm doanh nhân phải có năng lực chấp nhận rủi ro

Dưới đây là 7 dạng rủi ro mà mọi doanh nhân đều phải chấp nhận, từ giai đoạn ấp ủ ý tưởng đến khi phát triển kinh doanh:

1. Không còn tiền lương cố định

Trước khi bạn bắt đầu cuộc chơi mạo hiểm trong giới kinh doanh, bạn sẽ phải nói tạm biệt với công việc hiện tại, và trong vài trường hợp là cả sự nghiệp đang phát triển của mình. Một vài cá nhân có thể có trước kế hoạch dự phòng – quay trở lại với công việc làm thuê trong trường hợp kinh doanh thất bại.

Tuy nhiên, đối với những người mới khởi nghiệp, sự lựa chọn này luôn tiềm ẩn rủi ro cao. Vì khi bắt đầu kinh doanh, không gì có thể đảm bảo là thu nhập cá nhân của bạn, đặc biệt trong vài tháng hoặc thậm chí vài năm đầu tiên thành lập công ty, sẽ có và ổn định. Trong khi đó, bạn cũng sẽ có nhiều việc phải xử lý đến mức không có thời gian để làm thêm một công việc nào khác nữa.

2. Hy sinh quỹ tài chính cá nhân

Trước khi kêu gọi được sự hỗ trợ tài chính từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, các nguồn vốn cho vay ưu đãi của chính phủ hoặc chiến dịch gây quỹ cộng đồng, phần đông các doanh nhân khi khởi nghiệp phải sử dụng chính tiền túi của mình.

Và rủi ro bạn phải chấp nhận là rất có thể sẽ đánh mất toàn bộ số tiền tích lũy đó. Nếu như muốn tiếp tục kinh doanh thì bạn phải tìm đến cách vay Ngân hàng,…

3. Mất kiểm soát dòng tiền

Một sự thật mà ít nhà khởi nghiệp nào ngờ đến trước khi bước vào khởi nghiệp là ngay cả khi bạn có nguồn tài chính ổn định thì việc kiểm soát dòng tiền cũng vô cùng khó khăn.

Nguyên nhân là bởi ngoài việc tiền dùng để kinh doanh, bạn cũng cần tiêu dùng cho cá nhân, tiền chi sẽ nhiều hơn nguồn tiền vào, hãy hết sức chặt chẽ trong việc ghi chép và cân nhắc trong việc chi tiêu hàng ngày, hàng tuần.

4. Ngộ nhận nhu cầu thị trường

Bất kể thực hiện bao nhiêu nghiên cứu, kiểm tra thì bạn cũng không ước đoán chính xác được nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp. Nhu cầu thị trường lại thay đổi liên tục nên luôn xuất hiện một bong bóng rủi ro trong kế hoạch kinh doanh của bạn.

Những cá nhân mới khởi nghiệp không nhiều kinh nghiệm thường đánh giá quá cao mức độ yêu thích của thị trường đối với sản phẩm/dịch vụ mà mình cung cấp. Vì vậy, bạn cần hết sức thận trọng và tỉnh táo, nếu không toàn bộ kế hoạch kinh doanh sẽ thất bại nặng nề.

5. Phụ thuộc vào cộng sự

Lần đầu khởi nghiệp, chưa có gì trong tay tì tài sản quý giá nhất của bạn là những người cộng sự đang đồng hành. Bạn chưa có một đội ngũ nhân viên hoàn hảo để hỗ trợ kinh doanh, bạn và những người bạn trong nhóm nhỏ của mình phải thực sự nỗ lực, gắn kết để đưa việc kinh doanh đi lên

Trong tình huống này buộc bạn phải đặt hết lòng tin của mình vào khả năng của các cộng sự. Rủi ro sẽ đến khi những cá nhân này từ bỏ dự án hoặc làm việc không đúng thời hạn.

6. Áp lực thời gian

Các nhà đầu tư luôn nóng lòng muốn biết tiến trình phát triển sản phẩm. Vì vậy, hầu hết các doanh nhân trẻ đều tập trung sức lực cho công việc với mong muốn có thể đạt được nhiều mục tiêu cùng một lúc.

Áp lực thời gian sẽ đè nặng lên vai bạn. Điều này dễ dẫn đến khả năng bạn sẽ đưa ra những quyết định trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.

7. Không còn thời gian cho cá nhân

Khi khởi nghiệp, bạn sẽ dành gần như toàn bộ thời gian để làm việc. Thời gian rảnh còn lại thì bạn lại tiếp tục lo lắng về những điều chưa làm, sắp làm hoặc đã làm không tốt. Bạn sẽ bị mất ngủ, cắt giảm thời gian của những thú vui riêng. Những trải nghiệm công việc lúc này sẽ gây stress nhiều hơn thường lệ. Bạn cần phải chuẩn bị sẵn tâm lý để điều chỉnh lối sống theo một cách hoàn toàn khác.

Những rủi ro này liệt kê ra không nhằm để đe dọa bạn từ bỏ kinh doanh. Một khi đã khởi nghiệp thì chắc chắn phải chấp nhận mạo hiểm. Tuy nhiên nếu biết trước, bạn sẽ có thể chuẩn bị ứng phó một cách tốt hơn.

Hãy lạc quan lên!

Những thách thức sẽ luôn luôn phát sinh bởi vì đó là bản chất của cuộc hành trình, nhưng bạn nên tập trung hơn nhiều vào các khả năng hơn là các vấn đề. Vượt qua những trở ngại và thất bại là một cái giá rất xứng đáng nếu nó có nghĩa là vào cuối ngày bạn đạt được thành công. Hãy thể hiện một thái độ tích cực và lạc quan trong khi bạn chấp nhận rủi ro, biết rằng nỗi sợ hãi chỉ có tác dụng kìm hãm sự tiến bộ.

Bạn có thể không thể kiểm soát được mọi sự kiện xảy ra, nhưng với thái độ đúng đắn, bạn có thể phục hồi và không sợ khả năng thất bại. Hãy hành động thực tế với một thái độ tích cực để khởi nghiệp thành công.

Sẽ thật rủi ro khi bạn không chấp nhận những rủi ro để thay đổi cuộc đời bạn. Cho phép nỗi sợ làm tê liệt bộ não của bạn để thành công và đạt được mục tiêu kinh doanh của bạn không phải là kết quả mà bạn muốn cho cuộc sống của bạn. Chống lại nỗi sợ hãi của bạn bằng cách làm cho mục tiêu của bạn đạt được, duy trì một thái độ tích cực và thực hành trực quan.

Nguồn: Sưu tầm

————————
MBA Đường phố – Vườn ươm Hỗ trợ Khởi nghiệp Toàn diện
Website: www.mbaduongpho.com
Hotline: 0886 924 688
Email: hotro@mbaduongpho.com
Address: GENESIS Housing, 307 Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội

#MBA_Đường_phố #MBA #Khởi_nghiệp #Startups #SMEs #Entrepreneur #Business_Plan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *