“Bí kíp” định giá sản phẩm trên Menu dành cho những người sắp trở thành chủ quán

“Bí kíp” định giá sản phẩm trên Menu dành cho những người sắp trở thành chủ quán

Gửi những bạn sắp sửa trở thành chủ quán. Thường thì các bạn luôn băn khoăn trăn trở làm sao nước ngon? Làm sao thu hút khách hàng? Nhưng các bạn thường bỏ quên bước định giá menu và lập menu. Bài viết này, hi vọng sẽ giúp ích được cho ai đó!

Mình ngày trước và rất nhiều bạn thường định giá menu bằng cách xem các hàng kế bên giống giống mình bán bao nhiêu thì mình làm giá bằng hoặc thấp hơn để hút khách. Đây là điều hết sức sai lầm nhé. Kinh doanh kết quả đều thể hiện bằng con số chứ không phải bằng suy nghĩ hay tưởng tượng. Nên tối qua mình viết công thức này, các bạn có thể tham khảo để thử định giá mức ly nước mà các bạn sắp bán. Nếu mọi người có kinh nghiệm định giá sản phẩm khác, hãy cùng chia sẻ bên dưới nhé!

VÍ DỤ THỰC TẾ CỦA TÁC GIẢ:

Định giá trà sữa truyền thống size L (700ml)
– C (Cost): 4.500₫/ly
– Tổng I: 18.000.000₫/tháng (mặt bằng, nhân viên, điện nước,thuế, wifi, chi phí marketing, chi phí hậu mãi, chi phí khác)
– Mình đầu tư 100 triệu (v), trong đó hoàn thành xong quán 80 triệu còn 20 triệu mình dùng duy trì quán và chỉ trả các phát sinh khác có liên quan đến đầu tư quán (như mua thêm vài dụng cụ pha chế, sửa lại sân hoặc chống dột hệ thống mái).
Mình vay ngân hàng lãi suất 1%/ tháng (a), ở đây TH mình ko tính thêm chi phí cơ hội vì mình không có đầu tư lĩnh vực khác.
Kế đến n = 24 tháng (vì mình ký HĐ 2 năm với chủ nhà) , nên trong 2 năm phải thu hồi vốn, vì thường sau khi hết HĐ bên cho thuê có quyền lấy lại ko cho thuê nữa. Các bạn nên chú ý khoản này. Nếu đầu tư quá nhiều mà HĐ thuê ngắn là rất mạo hiểm nhé.

Suy ra, V = (100.000.000₫ + 24.000.000₫)/24 = 5.160.000đ/tháng

– Xác định “m” (dự trù doanh số), mình trước đây bán online đc bình quân 40 ly/ngày, mô hình mình theo đuổi là takeaway & delivery, với lợi thế mặt bằng mặt tiền, đông dân cư mình dự trù mức 70 ly/ngày tương đương 2100 ly/tháng. Hệ số “m” rất quan trọng, nếu theo phân khúc bình dân bạn nên tăng hệ số này càng nhiều càng tốt. Nên dự trù “m” mức tối thiểu nhé các bạn.

– Hệ số “x” mình xác định x=0 vì phân khúc khách hàng mình rất nhiều cạnh tranh, quán mình ko có lợi thế để thêm “x”. Nên mình tập trung tăng “m”.

THAY TẤT CẢ VÀO PHƯƠNG TRÌNH NHƯ ẢNH:
P (trà sữa truyền thống size L) = 14.500₫
Định giá:
M (size 500ml): 14.000₫
L (size 700ml): 17.000₫

Hiện cửa hàng mình có XL (1000ml): 25.000₫ sắp tới mình sẽ ko bán trong menu vì gây bất lợi rất nhiều cho quán.
Các bạn định giá, nếu muốn giá giảm so với P sau khi tính. Ví dụ: 17.000đ/ly sau khi áp dụng công thức. Hàng kế bên bán chục năm nay chỉ giá 15.000đ. Bạn muốn bán giảm xuống thì phải tăng m (doanh số bán của tháng). Nếu bạn tự tin quán bạn khác đồ uống ngon, muốn định hình thương hiệu thì các bạn tăng hệ số x để nâng giá bán xứng đáng với mô hình của bạn.

Tăng – giảm – giữ giá P là do bạn định hướng, trên đây chỉ là các yếu tố ảnh hưởng đến P để các bạn cân nhắc!
Ngoài ra, sau khi biết được định giá sản phẩm bạn có thể tìm hiểu thêm về cách Xác định điểm Hoà vốn của MBA Đường phố để biết bạn cần bán bao nhiêu sản phẩm thì có thể hoàn lại số vốn đã đầu tư ban đầu.

Theo: Nguyễn Lê Thuỳ Dương

————————–
MBA Đường phố – Vườn ươm Hỗ trợ Khởi nghiệp Toàn diện
Website: www.mbaduongpho.com
Hotline: 0886 924 688
Email: hotro@mbaduongpho.com
Address: GENESIS Housing, 307 Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội

#MBA_Đường_phố #MBA #Khởi_nghiệp #Startups #SMEs #Entrepreneur #Business_Plan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *