Nguyên lý thùng gỗ – Bí quyết quản trị của chủ doanh nghiệp

Nguyên lý thùng gỗ – Bí quyết quản trị của chủ doanh nghiệp

Nguyên lý thùng gỗ - Bí quyết quản trị của chủ Doanh nghiệp
Nguyên lý thùng gỗ – Bí quyết quản trị của chủ Doanh nghiệp

“Nguyên lý thùng gỗ” (hay “Hiệu ứng thanh gỗ ngắn”) là 1 Thuật ngữ còn khá mới mẻ với nhiều người, nhưng đây là một nguyên tắc giúp việc kinh doanh phát triển bền vững mà các doanh nhân thành công đã thuộc nằm lòng.

Nguyên lý được phát minh bởi người Quản lý học gốc Mỹ có tên là Peter. Theo nghiên cứu của ông thì thùng gỗ được hình thành từ các thanh gỗ, tấm gỗ ghép lại với nhau. Thùng gỗ này có giá trị lớn hay nhỏ là do lượng nước chứa bên trong quyết định. Nếu ta coi việc kinh doanh giống như thùng gỗ được hình thành từ các thanh gỗ (chính là các nguồn lực của Doanh nghiệp) ghép lại với nhau. Kinh doanh có thuận lợi hay không, phụ thuộc vào việc chiếc thùng chứa được bao nhiêu nước. Tuy nhiên, việc chiếc thùng này chứa được bao nhiêu nước lại không phụ thuộc vào những thanh gỗ dài mà được quyết định bởi thanh gỗ ngắn nhất. Thanh gỗ này nếu càng ngắn thì lượng nước càng ít và ngược lại. Nắm vững nguyên lý trên sẽ giúp các Chủ Doanh nghiệp/Nhà kinh doanh quản lý được Nhân sự và Tổ chức công ty rất hiệu quả.

Tổ chức chậm phát triển xuất phát từ thành viên yếu kém nhất

Các tổ chức/ nhóm/ đội là mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay. Dù là các công ty, tổ chức, tập đoàn lớn thì vẫn có các đội nhóm, phòng ban nhỏ. Tổ chức này không thể phát triển vươn xa hơn, đôi khi nguyên nhân không phải do số lượng người của đội ít mà là do trong đội có người yếu kém, chậm phát triển hơn những thành viên còn lại. Từ đó gây cản trở cho sự phát triển chung của cả đội.

Nếu trong thùng gỗ có một thanh gỗ thấp, yếu thì nước trong thùng sẽ từ lỗ hổng đó mà chảy ra ngoài làm cho sức chứa của thùng chỉ có thể bằng chiều cao của thanh thấp nhất đó, không thể hơn được. Tuy nhiên, thay vì đổ lỗi cho thanh ngắn nhất đó, chúng ta hãy thay đổi góc nhìn để thấy rằng ngay cả thanh ngắn nhất cũng có thể hữu dụng, và không việc gì phải loại bỏ nó ra khỏi cái thùng, hay vội vàng tìm cách làm cho thanh gỗ đó… dài ra!

Hãy nhìn kỹ cái thùng, nếu bạn vội vàng loại bỏ thanh ngắn nhất đi, trong khi chưa có gì thay thế, bạn thậm chí còn không thể chứa được gì trong thùng. Bởi các thanh gỗ khác, dù dài cỡ nào, cũng không thể rời bỏ vị trí để thay thế cho thanh ngắn nhất. Nhân sự cũng vậy, có những vị trí thấp nhất, nhưng không thể không có, và cũng không dễ tìm người thay thế! Hãy biết cách tận dụng theo hoàn cảnh.

Lời khuyên trong kinh doanh đó chính là hãy chọn lựa kỹ từng thành viên phù hợp với định hướng phát triển của cả nhân viên và Công ty trước khi vào đội nhóm, để giảm thiểu tối đa độ ngắn (sự hạn chế) của chiếc thùng gỗ. Khi phát huy được đúng năng lực, từng thành viên giỏi chuyên môn và làm tốt công việc của mình thì cả đội nhóm đều sẽ giỏi, việc phát triển vươn xa cũng dễ dàng hơn.

Biết phân chia công việc hợp lý, cùng nhau làm việc

Bên cạnh nguyên nhân do “thanh gỗ” yếu nhất đội thì Yếu tố Lãnh đạo, Phân chia, Sắp xếp công việc của các thành viên trong nhóm cũng rất quan trọng. Bởi thực tế thì chúng ta rất khó tìm được người tài giỏi vẹn toàn, không hề có yếu điểm. Thay vào đó, công ty biết giúp họ phát triển ưu thế của bản thân, và làm hạn chế tối đa khuyết điểm là cách tốt nhất để đội nhóm cùng phát triển.

Trong nguyên lý này, trước khi sản xuất được thành phẩm là một thùng gỗ nguyên vẹn thì người thợ (Chủ Doanh nghiệp) phải quan sát, tìm hiểu tính năng, ưu nhược điểm của từng thanh gỗ (Thành viên trong nhóm). Sau đó sắp xếp chúng sao cho làm tăng được điểm mạnh, giảm điểm yếu xuống mức thấp nhất. Nhờ vậy mà thùng gỗ vẫn phát huy tốt mọi tính năng cần có của sản phẩm.

Một thanh ngắn nhất rất khó để trở thành dài hơn, càng rất khó để trở thành dài nhất. Cũng như con người, ở một giới hạn nào đó, họ chỉ có thể làm tốt công việc hiện tại, ở cương vị hiện tại, khó có thể đưa lên vị trí cao hơn, hoặc giao cho họ trọng trách cao hơn. Chớ vì thấy họ “ngắn nhất” mà cố dồn công sức làm cho họ dài ra, đôi khi lại như đem muối bỏ bể. Thay vì thế, hay giao cho họ công việc phù hợp với “chiều dài” (năng lực) của mình. Là người “ngắn nhất”, họ sẽ làm rất tốt công việc “ngắn nhất” đó hơn bất kỳ người nào khác.

Ví dụ, một nhân viên bán hàng đang làm rất tốt việc bán hàng, giao tiếp với khách hàng của mình, nhưng nếu cứ cố “kéo dài” cô ấy ra (mặc dù cô ấy không có tiềm năng) để đưa lên vị trí cao hơn hay đảm nhiệm thêm vị trí khác (như Trưởng phòng Sale hay Chuyên viên Kế toán) đòi hỏi rất nhiều kỹ năng thì dễ khiến nhân viên đó không những không phát huy được thế mạnh mà thậm chí còn thui chột đi.

Ứng dụng nguyên tắc thùng gỗ trong kinh doanh ở đây chính là ở sự lãnh đạo đội nhóm. Người Chủ Doanh nghiệp/Người Trưởng nhóm phải nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu của từng thành viên. Sau đó sắp xếp công việc cho từng người để họ có thể tận dụng được thế mạnh của mình, hạn chế bộc lộ điểm yếu. Như vậy thì cả đội sẽ cùng làm việc, nâng cao năng suất lao động và dẫn đến thành công nhanh hơn.

Trong quản lý con người, cần lưu ý rằng, mỗi người đều có thể sử dụng được ở vị trí phù hợp, không quan trọng là “ngắn” hay “dài”. Và cũng đừng cố “kéo dài” một người bằng cách chỉ chăm chăm khắc phục điểm yếu của người ấy, hãy giao cho họ việc gì phù hợp với thế mạnh của họ, và cái điểm yếu ấy không làm ảnh hưởng gì đến công việc. Ví dụ một người có điểm yếu là tính toán kém, đừng giao cho họ việc liên quan nhiều đến tính toán.

Một con cá không thể leo cây giỏi như con khỉ, vậy nên đừng bắt cá tập cách leo cây để khắc phục điểm yếu của mình! Nhưng con cá lại có thể bơi ngược dòng và luyện tập để trở thành con cá bơi nhanh nhất, hãy biết tận dụng đúng nguồn lực và đầu tư công sức đúng chỗ!

Ngoài ra, “tại MBA Đường phố, chúng tôi thường Kết hợp Áp dụng đồng thời Nguyên lý Thùng gỗ với Mô hình Thẻ điểm Cân bằng (BSC – Balanced Scorecard) vào trong Tư duy Quản trị để giúp cho Hoạt động Phát triển Doanh nghiệp trở nên Khoa học, Tuần tự, có Hệ thống, Lớp lang, Kế hoạch và Tối ưu, Hiệu quả hơn” (Mr. Quân Idea – Founder MBA Đường phố)

Nguyên lý thùng gỗ kết hợp với Mô hình Thẻ điểm Cân bằng (BSC - Balance Score Card)
Nguyên lý thùng gỗ kết hợp với Mô hình Thẻ điểm Cân bằng (BSC – Balance Score Card)

“Nếu coi 4 Thẻ điểm Cân bằng – 4 Cột trụ Nguồn lực Chính của Doanh nghiệp, bao gồm: Nhân sự, Quy trình, Khách hàng và Tài chính thành 4 Thanh gỗ của chiếc Thùng, thì bản chất Công việc của Nhà Quản trị là Hoạch định, Phân vùng các Công việc của Doanh nghiệp theo 4 Thanh gỗ này.

Nguyên lý thùng gỗ kết hợp với Mô hình Thẻ điểm Cân bằng (BSC - Balance Score Card)
Nguyên lý thùng gỗ kết hợp với Mô hình Thẻ điểm Cân bằng (BSC – Balance Score Card)

Để Doanh nghiệp Phát triển, Nhà Quản trị sẽ Xác định Thanh gỗ nào đang là Ngắn nhất để Ưu tiên Thực hiện Triển khai các Hoạt động Nâng cấp/ Nâng cao Thanh gỗ này lên trước.

Sau khi Thanh gỗ Ngắn nhất được Nâng cấp/ Nâng cao cao lên, đồng nghĩa sẽ có 1 Thanh gỗ khác thay thế nó trở thành Ngắn nhất.

Lúc này, Nhà Quản trị sẽ tiếp tục Lặp lại Hành động/ Hoạt động như trên, và Hành động/ Hoạt động này sẽ trở thành 1 Vòng lặp Tuần hoàn Biến thiên, Lần lượt, Từng bước, vô hình trung giúp cho chiếc Thùng – Doanh nghiệp – được Nâng cấp Cao lên từng ngày để từ đó chứa đựng được nhiều Nước hơn”

Nguyên lý thùng gỗ kết hợp với Mô hình Thẻ điểm Cân bằng (BSC - Balance Score Card)
Nguyên lý thùng gỗ kết hợp với Mô hình Thẻ điểm Cân bằng (BSC – Balance Score Card)

Nguồn: MBA Đường phố Tổng hợp và Biên tập
————————–
MBA Đường phố – Vườn ươm Hỗ trợ Khởi nghiệp Toàn diện
Website: www.mbaduongpho.com
Hotline: 0886 924 688
Email: hotro@mbaduongpho.com
Address: iLIGHTIS Housing, 37 Kim Mã Thượng, Ba Đình, Hà Nội #MBA_Đường_phố

#MBA #Khởi_nghiệp #Startups #SMEs #Entrepreneur #Business_Plan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *