10 thống kê giúp giữ chân nhân viên bạn nên lưu ý

10 thống kê giúp giữ chân nhân viên bạn nên lưu ý

Các công ty mới và cơ hội mới đang đến mỗi ngày. Với rất nhiều sự lựa chọn, nhân viên không cần đắn đo suy nghĩ trước khi chuyển đổi công việc nếu công việc hiện tại không phù hợp với họ.

Để bắt kịp với nhu cầu và sự thay đổi của thời đại, người sử dụng lao động cần lưu ý đến việc quản lý và giữ chân nhân viên của mình.

Còn gì tuyệt hơn khi nhìn vào một số con số chắc chắn trước khi bạn hoạch định chiến lược giữ chân nhân viên của mình!

Những liệt kê dưới đây có thể sẽ khiến bạn ngạc nhiên vì có thể là điều bạn chưa bao giờ nghĩ tới khi hoạch định kế hoạch giữ chân nhân viên của mình.

1) Những nhân viên trải qua quá trình onboard hiệu quả có thể tăng 82% tỷ lệ giữ chân nhân viên mới.

Chương trình onboard là tương tác chính thức đầu tiên mà người mới tuyển dụng có với công ty. Vì vậy, việc thiết lập một ấn tượng tốt ban đầu có thể giúp ích cho việc xây dựng mối quan hệ tốt giữa nhân viên và quản lý.

2) Các doanh nghiệp giảm đến 25% tỉ lệ nhân viên nghỉ việc nhờ vào việc cho phép nhân viên làm việc từ xa.

Một cuộc khảo sát cho thấy cứ 3 người lao động thì có 1 người tìm việc mới nếu được yêu cầu quay lại văn phòng làm việc toàn thời gian. Nơi tạo cơ hội cho nhân viên làm việc kết hợp (hybrid work) cũng là một trong những ý tưởng giữ chân nhân viên phổ biến nhất.

3) 79% nhân viên sẽ không đồng ý làm việc tại một công ty có mức lương cao hơn nếu công ty đó không có những biện pháp chống lại những nhân viên có hành vi phi đạo đức.

Cuộc khảo sát trên của Manifest cho thấy nhân viên ngày càng quan tâm hơn đến đồng nghiệp và môi trường làm việc. Các công ty cũng vậy, phải cố gắng hướng tới việc làm cho nơi làm việc trở nên an toàn và đảm bảo đạo đức tại nơi làm việc.

4) 77% các doanh nghiệp tập trung vào trải nghiệm của nhân viên để tăng khả năng giữ chân.

Sự gắn bó của nhân viên khác với trải nghiệm của nhân viên. Sự gắn bó của nhân viên là một cách giúp thúc đẩy kết quả và giữ cho nhân viên luôn có động lực. Trải nghiệm của nhân viên là những gì bạn làm cho họ và cách bạn khiến họ cảm nhận thế nào. 96% nhân viên nói rằng trải nghiệm của nhân viên là một phần thiết yếu trong quá trình làm việc của họ.


5) Những nhân viên được cấp trên công nhận có thể giảm tỷ lệ nghỉ việc lên đến 31%.

Sự công nhận của nhân viên là yếu tố cơ bản đối với nỗ lực duy trì của tổ chức.

6) 35% nhân sự cho biết họ sẽ nghỉ việc nếu không được tăng lương.

Một cuộc khảo sát được thực hiện trên 900 nhân viên cho thấy 35% sẽ bỏ việc nếu họ không được tăng lương. Nhân viên dưới 35 tuổi có nhiều khả năng ra đi để có cơ hội việc làm tốt hơn. Họ cảm thấy mình bị trả lương thấp.

7) Trung bình một nhân viên nghỉ việc tiêu tốn từ 16% đến 213% mức lương hằng năm của doanh nghiệp.

Việc thuê một nhân viên cần có thời gian, nguồn lực và tiền bạc. Khi một nhân viên nghỉ việc, người sử dụng lao động phải trả từ 16% đến 213% tiền lương của nhân viên đó để thay thế họ.

Các nhà lãnh đạo Nhân sự thừa nhận rằng tình trạng kiệt sức của nhân viên ảnh hưởng lớn tới việc giữ chân nhân sự. Điều này chiếm 50% tỷ lệ nghỉ việc.

Nhân viên là tài sản lớn nhất của tổ chức. Chúng thúc đẩy doanh nghiệp hướng tới những khách hàng trung thành và tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Vì vậy, với tư cách là nhà lãnh đạo nhân sự, sức khỏe của nhân viên phải là ưu tiên hàng đầu.

9) Cứ 10 nhân viên thì có 8 người tìm kiếm một công việc mới sau 1 ngày tồi tệ.

Yếu tố duy trì nhân viên đang trở thành thách thức và rất cạnh tranh của doanh nghiệp. Cuộc khảo sát tương tự cũng cho thấy 81% người tìm việc cho rằng sự không hài lòng là lý do chính khiến họ bắt đầu tìm việc ở nơi khác.

10) 70% nhân viên sẽ rời bỏ công ty hiện tại để tìm công việc ở công ty mới có quan tâm và đầu tư vào sự phát triển của nhân viên hơn.

Trong các cuộc khảo sát, yếu tố phát triển nghề nghiệp được xếp hạng là nhu cầu quan trọng thứ 2 sau lương thưởng khiến nhân viên gắn bó tại nơi làm việc. Song song, nếu nhân viên cảm thấy sự phát triển và khả năng tiếp xúc của họ đã trở nên trì trệ trong một công ty, họ sẽ bắt đầu tìm kiếm các cơ hội khác.

Như vậy, những số liệu thống kê này đã chỉ ra sự chuyển đổi mà các nơi làm việc đang trải qua và đặt ra câu hỏi rằng các doanh nghiệp trong tương lai cần làm gì để giữ chân nhân tài hàng đầu của họ.

Theo VantageCircle

————————–
MBA Đường phố – Vườn ươm Hỗ trợ Khởi nghiệp Toàn diện
Website: www.mbaduongpho.com
Hotline: 0886 924 688
Email: hotro@mbaduongpho.com
Address: GENESIS Housing, 307 Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội

#MBA_Đường_phố #MBA #Khởi_nghiệp #Startups #SMEs #Entrepreneur #Business_Plan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *